1 Như thế nào là bài phóng sự?
Có thể hiểu : Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm. Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có tính nhân vật và cái tôi trần thuật.Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
Có cái tôi trần thuật
2. Ba đặc trưng chính của phóng sự.
Viết phóng sự phải có nhân vật
Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần gủi với văn học,thường viết về những vấn đề của xã hội và viết về những con người trong một hoàn cảnh điển hình. Trong một chuần mực nào đó, những nhân vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng.Một bài phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là phóng sự, không thể để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được nói.Bạn đọc muốn biết số phận của nhân vật từ câu chuyện và hình ảnh của chính họ.Có cái tôi trần thuật
- Trong phóng sự có cái tôi hay không? Có bao nhiêu thì vừa? Cái tôi làm phóng sự hay lên hay dở đi? Có những dạng tôi nào trong phóng sự? Khi nào thì cái tôi bị người ta ghét? Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
- Sự phát triển cái tôi tác giả trong phóng sự phát triển cùng với lịch sử phát triển của phóng sự.
- Những tác phẩm được gọi là phóng sự thường sử dụng bút pháp tả chân để tạo tính xác thực cho thông tin nhưng những nhà văn làm báo vẫn còn sử dụng những thủ pháp dành riêng cho văn chương để làm báo.
- Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Phóng sự với trọn vẹn tính phóng sự được hình thành từ đây. Cái tôi của tác giả trong phóng sự lúc này cũng được định hình rõ ràng, không chỉ ở mức người trần thuật, chứng kiến. Những phóng sự này không những mang đậm dấu ấn của vấn đề mà còn bày tỏ chính kiến, nêu những kiến nghị, đề xuất những giải pháp. Họ xưng tôi trong phóng sự của mình như một cách khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự khẳng định trực tiếp trách nhiệm của cá nhân trong thời buổi xã hội yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm của nhà báo.
- Báo chí mang tính định hướng, nhà báo phải thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm của mình, không được núp dưới bóng hai chữ khách quan mà chỉ nêu vấn đề chung chung.
- Việc xưng tôi chỉ là một hình thức chứ chưa thể là căn cứ vững chãi để xác định cái tôi tác giả trong phóng sự. Thực chất cái tôi tác giả trong phóng sự là sự pha trộn của nhiều cái tôi: cái tôi nhân chứng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc. Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách hài hòa và uyển chuyển, tạo nên những giá trị cho tác phẩm phóng sự.
- Không có sự tách bạc rạch ròi nào giữa những cái tôi trong một phóng sự mà chỉ có sự nổi trội của yếu tố này hay yếu tố khác trong cái tôi đó. Các yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố này mà bức tranh của hiện thực được tái hiện xác thực, sống động, sắc nét, chuyển tải được chủ đề tư tưởng theo góc độ nhìn nhận và quan điểm của người viết, có chiều sâu nội tâm và quan điểm của tác giả.
Có tính văn học
- Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn. Nhưng còn các thủ pháp văn học cũng phải biết dùng sao cho đúng. Biết tướng thuật khi cần tường thuật, biết miêu tả khi cần miêu tả.
- Sử dụng văn học trong phóng sự là sử dụng ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh.
- Viết một bài phóng sự cũng cần thiết có những trích dẫn câu nói có trọng lượng của các nhân vật có liên quan, hoặc trích dẫn các số liệu, các câu chuyện, điển tích… miễn là thấy nó phù hợp và có giá trị nâng thêm chất lượng phóng sự.
- Viết phóng sự có một yêu cầu quan trọng là làm cho bạn đọc hiểu rõ hơn, hiểu nhiều hơn về vấn đề bài báo đưa ra. Nhưng quan trọng hơn nữa là tác giả phải truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận dịnh của mình để bạn đọc chia sẻ.
3 Kết cấu và bố cục của một bài phóng sự
a) Đi lấy tài liệu:
-Nguyên tắc cơ bản đầu tiên vẫn là chính xác, thời sự và trung thực.
-Để tìm được đề tài cũng như ý tứ, chi tiết… Cách lấy tài liệu hay nhất của phóng sự là quan sát, nắm bắt, ghi chép,rút ra nhận định và kiểm tra nhận định đó. Như nhà thơ Raxun Gamzatop đã nói “Đừng nói cho tôi đề tài. Hãy nói cho tôi đôi mắt!”
-Tài liệu của phóng sự rất chung chung và có thể có nhiều cách để hiểu, nhiều khi đề tài và tư liệu chung chung không ai bị phản đối vì lĩnh vực quá rộng nhưng với những bạn đọc khó tính, họ sẽ tìm ra ngay sự vô lí của nó.
-Tư liệu của phóng sự thường không tự đến mà phải áp dụng tối đa các ngón nghề của người viết: quan sát, hỏi, nghe.Nghe là nguồn tìm tài liệu phong phú nhất.
- Nhặt nhạnh, thu lượm, phải tìm ra những cái riêng, ý riêng,nhận định riêng thì bài viết mới có tính chất riêng để hấp dẫn bạn đọc.
b) Kết cấu:
-Đặt tít tựa, chapeau cho mối bài phóng sự là một nghệ thuật. Bạn đọc cũng thường chú ý những bài học có tít hay, lời dẫn nhập hấp dẫn.Vì thế độc giả cho rằng tít có hay thì đọc mới “đã”.-Kinh nghiệm là nên đặt tít trước khi viết, vì như thế mới định hướng tập trung vào chủ đề chính, không đi lạc đề.Cũng giống như một bà mẹ đặt tên cho con vậy. Ai cũng muốn có tên hay, tên đẹp, và họ đã suy nghĩ rất nhiều để có một cái tên có ý nghĩa.Cái tên nói lên phần nào nói lên tính cách của con người.Cái tít phần nào nói lên nội dung của bài viết.
c) Bố cục:
Yêu cầu
-Đặt vấn đề, hãy trực tiếp, đừng vòng vo, đi thẳng vào vấn đề,cho bạn đọc biết là tác giả muốn viết gì. Đó là cách viết bao trùm nhất, báo chí nhất.
- Ngắn gọn đó là điều cần thiết nếu như bạn không muốn bạn đọc buông tờ báo xuống.
- Nêu bật được ngay chủ đề của bài mà trong đó có thể có yếu tố thời gian, địa điểm và bản chất của sự việc.
Mở bài:
- Nêu hoàng cảnh dẫn đến bài viết
- Hãy nói trực tiếp ngắn gọn cho bạn đọc biết.
- Cũng có thể viện dẫn một câu nói, ca dao, tục ngữ, câu hát…để đi vào đề.
- Nêu ra một luận cứ, rồi đưa ra các luận chứng để vào bài.
- Từ đó triển khai tiếp các ý, các tài liệu thu nhập được cho bài viết chặt chẽ và sinh động.
Thân bài
-Đối với phóng sự, thân bài chính là trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài.
- Những điều quan trọng nhất hãy đưa lên trước và có thể viết theo những cách:
+ Theo trình tự thời gian.
+Theo mô hình tam giác ngược.
+ Theo mô hình viên kim cương.
Với cách viết này người viết dể hiểu, người đọc dễ đọc.Bởi các vấn đề được chia ra thành các vấn đề nhỏ, theo trât tự cái quan trọng được đưa lên trước.
- Kinh nghiệm thể hiện thân bài là chọn lọc chi tiết mà viết, tránh lối kể lể một chiều.Chi tiết chính là thể hiện chữ H một cách đầy đủ.
- Nên xen kẽ các trích dẫn, đối thoại dẫn chứng.
- Lối viết luôn chuyển từ miêu tả, tường thuật đến bình luận và phân tích.
- Cái tôi của tác giả cũng linh hoạt, lúc ẩn,lúc hiện để lấy vấn đề lên cao trào.Luôn nhớ một điều rằng bài viết phải có thông tin và chỉ có thông tin cần và đủ bài viết mới có giá trị.
Kết bài.
- Ngắn gọn
- Rõ ràng
- Nêu lại một lần nữa bản chất của sự việc sau khi đã phân tích, trình bày ở thân bài.
- Kết luận một bài phóng sự không chỉ dừng lại ở đúc kết lại sự việc mà còn kiến nghị giải quyết sự việc đó và nêu ra giải pháp để giải quyết vấn đề.Tác giả có thể nêu ra giải pháp của mình.
- Kết luận là phần phải viết đanh thép, ngắn gọn và gây ấn tượng mạnh cho bạn đọc. Hãy tìm một chi tiết đắt để kết kết luận.Nếu tác giả cảm thấy xúc động vì chính phần kết của mình thì có thể nói kết luận ấy thành công.
Chú ý:
Ngoài ra ảnh còn được coi là một bộ phận không thể thiếu của một bài phóng sự.
-Chúng ta không thể lấy ảnh để minh họa, mà phải là ảnh thực, ảnh chụp trong cuộc, cùng thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện đó. Ảnh phóng sự còn góp phần nâng cao giá trị của phóng sự bằng sự xác thực và sinh động.
- Ảnh phóng sự cần phải chứng minh cho bạn đọc thấy rằng tác giả đã có mặt tại chỗ.
-Giúp bạn đọc hình dung ra được quan cảnh xảy ra sự việc và gương mặt của nhân vật mà bài báo đã nói đến.
4. Các tiêu chí để đánh giá một bài phóng sự hay.
Đề tài
Ai cũng biết đề tài hay quyết định đến một nữa giá trị của bài báo, điều ấy càng đúng với thể loại phóng sự.
- Đề tài hay là đề tài gắn với những vấn đề thời sự nóng hổi, là một đề tài mà phóng viên phát hiện ra mà mọi người ít biết hoặc chưa biết, là những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà bạn đọc quan tâm.
Đề tài hay còn là đề tài mang tính xây dựng, góp phần tác động hiệu quả đến một thực trạng cần phê phán hay một điều tốt đẹp cần cổ vũ.
Thể hiện hay
- Có thể có những đề tài không mới nhưng vẫn được bạn đọc đón nhận bởi cách viết hay, cách nhìn, góc nhìn độc đáo, khác lạ, mang tính phát hiện sáng tạo trong cách thể hiện.
- Người viết chứng tỏ có tay nghề, viết có phong cách ngay từ đầu.Điều này liên quan đến cách sữ dụng ngôn ngữ.
Có hiệu ứng xã hội cao
- Một bài phóng sự khi trả lời được ba câu hỏi:
Viết cho ai?
Viết làm gì?
Viết như thế nào?
Mới là một bài phóng sự chặt chẽ về đề tài, phong cách thể hiện và mục đích phản ảnh.
- Khi một bài phóng sự nêu đúng vấn đề hay nói cách khác là “ gãi đúng chỗ ngứa” của bạn đọc là một bài viết có hiệu ứng tốt. Bài gây được tiếng vang, tạo được dư luận góp phần vào việc thay đổi theo hướng tích cực đối với xã hội là những bài viết có giá trị về lẫn hình thức và nội dung. Có thể nói, những giá trị và hiệu ứng tích cực của một bài phóng sự là tập hợp của các yếu tố, đề tài hay và cách thể hiện tốt, nhưng trên hết vẫn là tính vấn đề của đề tài.
Tóm lại: bài phóng sự hội đủ ba yếu tố đề tài hay, thể hiện hay và có hiệu ứng Xã Hội cao… là ước mơ của bất cứ người viết phóng sự nào. Đề tài có mang tính tích cực không là chính là yếu tốt thể hiện nhiều khi vẫn chưa được coi trọng như hai yếu tố đề tài và hiệu ứng.
Nguồn trích dẫn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét