Banner 2

Banner 2

Lukistore

Mỹ phẩm Mothercarelà dòng mỹ phẩm trị liệu và chăm sóc da cao cấp với sự kết hợp của công nghệ sinh học hiện đại cùng những nguồn nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên giúp chăm sóc bạn dịu nhẹ và an toàn nhất.

Lukistore

Phân phối các sản phẩm chăm sóc làm đẹp thương hiệu Mothercare với số lượng không giới hạn cho khách trên toàn quốc: cam kết chất lượng sản phẩm chính hãng, hiệu quả sử dụng, giá tốt nhất.

Lukistore

Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.

Lukistore

Sữa tắm kích trắng MotherCare – sử dụng như sữa tắm hàng ngày, phảng phất hương thơm nhẹ nhàng bền lâu, giúp da trắng sáng, mềm mại mịn màng.

Lukistore

Ba điều làm nên giá trị một con người : Siêng năng, Tốt bụng,Thành đạt

30 tháng 3, 2013

HƯỚNG DẪN CÁCH TẠO AVATAR THEO ADOBE



Đầu tiên các bạn tạo 2 khung ảnh hình vuông và đổ màu theo ý thích của mình

tạo 1 file mới khổ giấy vuông tùy chỉnh. các thông số cơ bản như hình dưới



tiếp theo tạo layer màu viền xanh lam: đổ màu bằng Pain Buket Tool (G) : mã màu 00c0d7

tạo tiếp layer màu nền xám, mã màu 445e61. Dùng Rectangular Marquee Tool (M) (giữ Shift) tạo vùng chọn hình vuông 



B1: chuột phải vào layer hình vuông bên trong chọn Blending Options để tạo bóng cho khung



chọn thẻ Inner Shadow để chỉnh các thông số và màu sắc như hình 

B2: chọn công cụ Horizontal Type Tool để gõ tên các kí tự mà bạn muốn, ví dụ tên của bạn là xunvit: bạn có thể gõ Xv



chọn kích thước và font chữ mà bạn thích, ở đây mình chọn VNI-Cooper. thông thường font của adobe là Tahoma



B3: nếu bạn muốn cắt hình tròn hay vuông trên kí tự thì chọn công cụ Eliptical Marques Tool. chọn phần cần cắt và nhấn phím Delete



B4: chọn tiếp Blending option trên layer của các kí tự và chỉnh thông số như hình



thẻ Outer Glow



thẻ Stroke

B5: cuối cùng bạn chọn màu mình thích bằng công cụ Set forground color để tô lại màu bằng công cụ Brush Tool



chọn vùng muốn tô bằng công cụ Magic Wand Tool sẽ dễ dàng hơn 

HƯỚNG DẪN TẠO AVATAR ADOBE TRÊN Ps


Để tự tạo cho mình một tấm hình avatar theo phong cách Adobe, các bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây. Hoặc có thể download file PSD  nếu như không muốn làm các bước phía dưới.
Bước 1: Tạo một hình vuông trên Photoshop, trong bản mẫu sử dụng hình có kích thước 500x500 pixel.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 4
Dùng tổ hợp phím Ctrl + N (Cmd + N cho Mac) để tạo hình ảnh mới.
Bước 2: Mở khung chọn màu và chọn "Only web color" để việc chọn màu được thuận tiện hơn. Sau đó bạn dùng công cụ Paint Bucket Tool để đổ lên layer nền.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 5
Theo phong cách Adobe, màu nền sẽ nhạt hơn so với lớp ở trên.
Bước 3: Tạo một layer mới với tổ hợp phím Ctrl + Shift + N (Cmd + Shift + N cho máy Mac), chọn màu sắc đậm hơn sau đó tiếp tục đổ lên layer mới này.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 6
Layer thứ 2 sẽ có màu đậm hơn so với layer nền.
Bước 4: Ấn tổ hợp phím Ctrl + T (Cmd + T với Mac) để kích hoạt tính năng Transform Tool sau đó tùy chỉnh thông số W và H thành 85%. Sau đó ấn Enter để kết thúc quá trình Transform.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 7
Chỉnh thông số của Layer thứ 2 theo như ảnh.
Bước 5: Sử dụng công cụ tạo chữ (phím tắt T) để viết tên bạn, avatar sẽ đẹp khi tên có 2 kí tự trong đó chữ cái đầu in hoa, chữ cái thứ hai viết thường. Font chữ được sử dụng là Myriad Pro. Màu của chữ cái trùng với màu nền hình đang tạo.
Bước 6: Căn chỉnh chữ cái sao cho vị trí phù hợp và sau đó sử dụng công cụ Transform Tool ở bước 2, chỉnh thông số H thành 110% để chữ cái giống với icon Adobe hơn. Trong lúc kéo kích thước chữ nên giữ phím Shift để tỉ lệ chữ không bị sai lệch.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 8
Dùng công cụ Transform để chỉnh chiều cao chữ thành 110% sau đó cân chỉnh kích thước và vị trí.
Bước 7: Ấn chuột phải vào layer màu đậm hơn, chọn Blending Options và tùy chỉnh như hình dưới đây.
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 9
Bước 8: Hoàn thiện avatar với khả năng photoshop của bạn và giờ đây bạn đã có một tấm hình avatar theo phong cách Adobe rồi!
Trào lưu avatar "Adobe" gây sốt cộng đồng mạng 10

Chúc các bạn thành công!

28 tháng 3, 2013

10 KỸ NĂNG QUẢN LÝ CON NGƯỜI

Lựa chọn được những nhân viên tài năng là một phần quan trọng dẫn tới thành công của một tổ chức. Điều này chủ yếu có được là do tương tác cá nhân của bạn và dưới đây chỉ là 10 hoạt động chính giúp bạn xây dựng và phát triển các mối quan hệ.

Nếu bạn giữ vai trò của một người quản lý dù từ cấp thấp nhất là trưởng nhóm cho đến cấp cao nhất là Tổng giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị thì bạn cũng cần nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc phát triển quan hệ với cấp dưới.

Bằng cách xây dựng các mối quan hệ hiệu quả, bạn sẽ liên tục phát triển các mối quan hệ với mọi người xung quanh, và nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Dưới đây là 10 điều bạn nên làm, tất cả đều vô cùng dễ nhưng có thể giúp bạn thay đổi được cách nhìn của mọi người đối với bạn – một yếu tố quan trọng giúp bạn có được chỗ đứng trong tổ chức và sự nghiệp của mình.

1. Trò chuyện với tất cả mọi người về mọi thứ. Hãy thường xuyên nói chuyện và quan trọng hơn là lắng nghe một cách chân thành là một hoạt động vô cùng hiệu quả. Không quan trọng là bạn nói về vấn đề gì, chỉ cần bạn hiểu họ và dành được sự tin tưởng nếu mỗi ngày bạn đều dành một chút thời gian cho việc trò chuyện này.

2. Lắng nghe và thể hiện rằng mình đang lắng nghe một cách chân thành. Dành thời gian để nghe từng nhân viên của bạn nói sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn chỉ biết “thao thao bất tuyệt”. Nếu bạn thực sự lắng nghe, họ sẽ dễ dàng “trải lòng” với bạn. Và bằng cách sử dụng nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt và những gì bạn nói sẽ là cách thể hiện cho đối tượng giao tiếp của bạn thấy rằng họ đang được bạn lắng nghe một cách hoàn toàn nghiêm túc.

3. Đặt ra câu hỏi. Hãy hỏi mọi người về những điều họ vừa trình bày. Điều này vô cùng đơn giản nhưng cũng có thể giúp bạn củng cố thêm mối quan hệ. Nó chỉ ra rằng những điều mà bạn đang được lắng nghe rất thú vị, có giá trị và điều này giúp người nói cảm thấy tự tin hơn.

4. Hỗ trợ. Cấp dưới của bạn cần tới sự hỗ trợ từ bạn trong suốt quá trình làm việc. Sự hỗ trợ chính là những lời khuyên mà họ sẽ nghe từ bạn, một mặt, bạn sẽ hướng được họ làm theo ý muốn của mình, mặt khác, điều này sẽ giúp họ tự phát triển bản thân mình hơn.

5. Hướng dẫn. Bạn cần định hướng cho cấp dưới của mình nhìn thấy được những gì mà họ sẽ đạt tới với vị trí hiện tại của họ bây giờ. Điều này sẽ giúp họ tìm tòi và khai thác những khả năng của bản thân và từ đó sẽ làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhầm lần giữa việc định hướng với việc chăm chăm bắt nhân viên làm theo những gì mình muốn.

6. Thể hiện sự mong đợi. Hãy chắn chắn rằng tất cả mọi nhân viên đều biết chính xác bạn mong đợi gì ở họ, và họ sẽ điều chỉnh bản thân để không làm bạn “thất vọng”. Bạn có thể bộc lộ sự mong đợi của mình bằng cách dành thời gian để cả hai cùng nói chuyện và chia sẻ về công việc, về sự kỳ vọng của bạn vào những gì mà họ có thể làm được.

7. Tập trung chú ý. Khi trò chuyện với bất cứ ai, bạn nên tập trung lắng nghe những gì họ nói. Hãy cố gắng tránh những điều có thể làm gián đoạn hoặc làm bạn phân tâm những gì mình đang được lắng nghe, điều này sẽ tạo cho người nói cảm giác được tôn trọng và những ý kiến của mình là rất có giá trị.

8. Thể hiện sự quan tâm
. Nếu bạn thực sự muốn hiểu nhân viên của mình thì bạn có thể làm được điều đó. Bạn sẽ hiểu được họ là người như thế nào, họ hy vọng vào những điều gì, điều gì làm họ sợ, đam mê của họ là gì và điều gì là quan trọng đối với họ. Hiểu được những điều này sẽ làm cho họ hoàn toàn bị thuyết phục và tin tưởng vào bạn.

9. Hành động. Trong khi trò chuyện, bạn hãy thể hiện những hành động mà họ cảm thấy được tôn trọng, đưa ra phản hồi cho những vấn đề họ đưa ra. Thực hiện những công việc mà bạn nói rằng bạn sẽ làm. Nếu bạn không thể thực hiện được, hãy nói cho họ biết rõ lý do vì sao.

10. Ghi nhớ nội dung các cuộc trò chuyện. Khi trò chuyện ở những lần tiếp theo, bạn hãy gợi nhắc lại một số vấn đề của những lần trò chuyện trước đó. Điều này là vô cùng có tác dụng trong việc thể hiện sự quan tâm của bạn về những điều họ nói.

Những nhà quản lý tài ba sẽ thực sự hiểu được tất cả nhân viên của mình và có những “chiến thuật” để “tận dụng” những khả năng của họ. Con người luôn là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, chính vì vậy, hãy tối đa hóa giá trị từ “tài sản” quý giá nhất đó trong công việc kinh doanh của mình.

Nguồn(skills.vietnamlearning.vn)

BẠN CÓ KHẢ NĂNG LÀM GIÀU HAY KHÔNG?

Bạn có muốn làm giàu không? Chắc ít người trả lời là không! Vậy bạn có khả năng làm giàu không? Hãy đọc 9 mục sau và tự kiểm tra xem mình làm được bao nhiêu mục? Càng nhiều thì càng có khả năng làm giàu.


1. Có khao khát làm giàu. 



Bạn cần có niềm khao khát cháy bỏng về việc làm giàu. Ai cũng muốn làm giàu, nhưng những người không có đủ khao khát cháy bỏng thì sẽ không vượt qua được những khó khăn, trở ngại, hy sinh cần có để được giàu có.



2. Chấp nhận hy sinh để theo đuổi con đường làm giàu.



Để làm giàu, giai đoạn ban đầu đòi hỏi bạn phải hy sinh rất nhiều. Hy sinh thời gian rảnh rỗi, hy sinh thu nhập, chịu cực chịu khổ. thất bại không nản… Những hy sinh này có thể phải kéo dài nhiều năm, 5 năm, 10 năm… Bạn có chấp nhận không? Nếu bạn không muốn chấp nhận thì bạn không thể làm giàu lớn được (thu nhập từ tiền lương chỉ có thể giúp bạn tích lũy đều đặn theo đường thẳng chứ không thể tăng vọt đột biến được)



3. Tìm ra con đường làm giàu theo cách của mình, phù hợp với mình.



Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau (về khả năng, sở trường, kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, tài chính, chuyên môn, sở thích, môi trường sống…), do đó, bạn cần phải tìm ra cách làm giàu phù hợp với mình. Ví dụ: giới trẻ ngay nay có rất nhiều cơ hội và khả năng làm giàu từ Internet, ví dụ nếu bạn giỏi thiết kế đồ họa, bạn có thể cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa thông qua Internet. Nếu bạn làm cho việc thiết kế này nhẹ nhàng, tự động cao, và bạn biết cách marketing dịch vụ của mình, chất lượng tốt, giá rẻ… thì bạn rất có khả năng làm giàu dần.



4. Được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết.



Trong thời đại thông tin việc làm giàu đòi hỏi bạn phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc làm giàu của bạn. Hãy tìm ra cách làm giàu của mình – tốt nhất là dựa trên sở trường, sở thích, thuận lợi hiện có của bạn. Rồi xác định mình còn yếu những gì, còn cần thêm những kiến thức gì, và có kế hoạch trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết này.


 
5. Thay đổi mình nếu cần.



Nếu bạn không tự tin, thì không thể làm giàu. Nếu bạn không có tính tự giác, không có kỷ luật với bản thân, thì bạn khó làm giàu. Nếu bạn có thói quen chậm trễ, thích nhàn nhã… thì bạn cũng khó vượt qua giai đoạn đầu trong quá trình làm giàu… Hãy liệt kê những điều bạn cần thay đổi để có thể làm giàu, và ghi những điều này ra trước mắt bạn, để hàng ngày bạn nhìn thấy, và cố gắng thay đổi theo hướng tích cực hơn. 



6. Kiên nhẫn, bền bỉ xây dựng nền móng cho con đường làm giàu của mình.



Đôi khi chỉ cần hơn 01 năm là bạn đã rất giàu (như những gương thành công trên Internet) – nhưng đó là dành cho rất ít người (có thể đếm trên đầu ngón tay, chia cho khoảng 7 tỷ người trên thế giới). Thông thường, nhanh thì bạn cần phải đầu tư, hy sinh trong 2-3 năm mới có thể gặt hái kết quả, nếu chậm hơn thì 5-7 năm. Trong suốt thời gian đó, bạn phải hy sinh rất nhiều, và phải luôn bền bỉ phấn đấu, làm việc, và giữ vững lòng tin vào mình. Có thể nói hơn 90% mọi người đều bị “rơi rụng” nửa chừng trên con đường làm giàu, nhiều khi họ bỏ cuộc mà không biết rằng mình đã đến rất gần đích.



7. Học hỏi không ngừng.



Thời đại thông tin và công nghệ thông tin này buộc bạn phải liên tục học hỏi, vì những gì bạn biết sẽ trở thành lạc hậu chỉ sau vài tháng. 



8. Sáng tạo không ngừng.



Ngày nay, cơ hội làm giàu rất nhiều, và rất nhiều người có thể làm giàu. Do đó, bạn phải cạnh tranh nhiều hơn. Và sáng tạo không ngừng chính là một chìa khóa chính giúp bạn mở được cánh cửa thành công trước người khác. Hiện nay người ta thích những gì khác lạ, độc đáo, tiện lợi… Do đó, bạn nên tìm cách hiểu khách hàng của mình muốn gì, thích gì, rồi sáng tạo để phục vụ khách hàng tốt hơn. Và khách hàng sẽ giúp mang tiền vào túi của bạn. 



9. Hợp tác đôi bên cùng có lợi



Bạn sẽ dễ làm giàu hơn nếu bạn hợp tác với mọi người. Và việc hợp tác này luôn phải dựa trên nguyên tắc “win-win” tức đôi bên cùng có lợi. Cho nên, bạn cũng cần phải lưu tâm đến việc mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm sự hợp tác. 


Thạc sĩ Dương Tố Dung

TỔNG HỢP NHỮNG KINH NGHIỆM KINH DOANH THỜI TRANG

Làm thế nào để khởi đầu sự nghiệp với một shop thời trang dành cho phụ nữ, nam giới, trẻ em hay là một tiệm đồ cưới dành cho các đôi tình nhân?

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi như sau:

Bạn có yêu thích quần áo và shopping không? Bạn thường dành hàng tá thời gian trong các cửa hiệu nhưng không hề có một chút so sánh nào giữa việc thích dạo chơi trong các khu shopping và việc mua sắm có cân nhắc kỹ lưỡng? nếu thật sự muốn sở hữu một cửa hiệu của riêng mình thì có rất nhiều điều bạn cần phải xem xét:

Khi đã sở hữu một cửa hiệu riêng, bạn sẽ lựa chọn những sản phẩm cho cửa hiệu của mình, định giá cho các sản phẩm đó, cuối cùng là mở cửa để chào đón khách hàng! Công việc kinh doanh đôi khi cũng khá phức tạp, nó đòi hỏi bạn phải đưa ra các lựa chọn và quyết định kịp thời, có đôi khi sự lựa chọn cuối cùng của bạn là hạ giá các sản phẩm để thu hút sức mua của người tiêu dùng cho dù việc làm này không mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận.

Phần lớn những người sở hữu các cửa hiệu thời trang đều là những người rất am hiểu các khuynh hướng thời trang hoặc họ là những người đã từng làm việc trong lĩnh vực thời trang hay nói nôm na thì họ phải là những người trong nghề lâu năm trước khi ra mắt công chúng! Nếu bạn đã từng hoạt động trong các lĩnh vực này thì đây sẽ là cơ hội để bạn bay bổng với các ý tưởng sáng tạo của chính mình hằng ngày, vậy những ý tưởng đó là gì? Có thể bạn sẽ tạo ra một khung cửa kính để trưng bày những bộ trang phục gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách qua đường, tất cả những gì bạn muốn trưng bày trong “ô cửa kính” của mình là khuynh hướng thời trang đang thịnh hành, điều này cũng giống như bạn đang tư vấn về khuynh hướng thời trang cho giới trẻ với tư cách là một chuyên gia.

Các shop thời trang cá nhân luôn là mô hình kinh doanh khá ổn định. Với vai trò là nhà thiết kế thời trang, bạn luôn phải sáng tạo các mẫu quần áo mới nhất theo khuynh hướng thời trang và nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng. Các cửa hiệu thời trang cá nhân thường phản ánh phong cách đặc trưng của những ai sở hữu nó, giá trị của bạn sẽ được đánh giá thông qua những giá trị mà khách hàng nhận được, liệu bạn có mang đến cho khách hàng những bộ cánh thật ấn tượng, hợp mốt, tiện lợi dễ chịu, không gò bó và trang nhã… đôi khi thời trang tạo nên sự tự tin cho một ai đó và nếu như bạn đáp ứng được những điều này thì bạn là người chiến thắng!

Nếu kinh doanh một cửa hiệu thời trang là ước mơ của bạn thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không nắm lấy những thành công từ những lời khuyên bổ ích của chúng tôi:

1)Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh một cửa hiệu thời trang

Quyết định xem shop của bạn cần kinh doanh những mặt hàng nào:

Trang phục dành cho nữ giới?

Trang phục dành cho nam giới?

Trang phục áo cưới?

Trang phục trẻ em?

Hãy chọn ra loại hình sản phẩm nào mà bạn thích, ví dụ như bạn chọn kinh doanh các mặt hàng quần áo dành cho nữ giới, đối với lựa chọn này chúng ta sẽ có một số mặt hàng tiêu biểu sau:

• Trang phục công sở

• Các loại trang phục Jeans, các loại quần áo mặc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày.

• Trang phục dùng trong các buổi tiệc mang tính nghi thức.

• Trang phục lót

• Nón

• Trang phục dành cho phụ nữ mang thai

• Quần áo khoác ngoài: như áo ấm, áo mưa…

• Dày dép

• Trang phục thể thao

• Đồ bơi

• Đặc biệt là có nhiều kích cỡ phù hợp với thể trạng và vóc dáng của những quý cô có thân hình mảnh dẻ, hoặc cao to…

Vậy làm sao thực hiện một kế hoạch kinh doanh như thế?

Đầu tiên hãy chọn cho cửa hiệu của bạn một cái tên

Tính toán đến các chi phí trong ngân sách: thấp nhất có thể là bao nhiêu và cao nhất là bao nhiêu?

Nguồn vốn lấy từ đâu?

2)Một số quan điểm kinh doanh dành cho cửa hiệu thời trang của bạn

• Mua lại một cửa hiệu đã có sẳn hay mở một cửa hiệu mới.

• Hoặc liên kết với một công ty thời trang nào đó và trở thành cửa hiệu độc quyền cho công ty đó.

Làm thế nào để chọn lựa một vị trí làm ăn hấp dẫn?

Bạn có thể tìm một mặt bằng kinh doanh trong các khu chợ, hoặc các phố thời trang…hoặc những nơi mà có nhiều loại hình kinh doanh đa dạng.

• Công việc mua bán hàng hóa cho cửa hiệu của bạn sẽ như thế nào?

• Hàng hóa mua từ đâu?

• Giá cả bao nhiêu đối với quần áo may sẳn? và bao nhiêu đối với những bộ cánh đã được cách tân?

• Làm thế nào để tạo ra những bộ cánh hợp thời trang? Và kết hợp những bộ quần áo như thế nào thì mới hài hòa và trang nhã?

• Làm thế nào để bắt kịp xu hướng của từng mùa?

3). Quản lý công việc kinh doanh cửa hiệu của bạn như thế nào?


• Làm thế nào để định giá các mặt hàng của bạn một cách hợp lý nhưng vẫn có lợi nhuận?

• Hãy xem xét giá thị trường và lợi nhuận để đưa ra một mức giá phù hợp cho cả bạn và người tiêu dùng.

• Phải có chiến lược và kỹ thuật định giá

4). Làm thế nào để quản lý nhân viên của bạn?

• Tuyển dụng và đánh giá

• Thiết lập một bản mô tả công việc cụ thể để nhân viên làm việc có hiệu quả.

• Có các khỏang tiền thưởng và hoa hồng cụ thể nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Nguồn : Internet

TỔNG HƠP CÁCH ĐẶT TÊN CHỨC DANH CHO NAME CARD - CARD VISIT


CHỨC DANH TRÊN NAME CARD

Hôm nay mình bổ sung name card, phát hiện ra nhiều điều lý thú. Đó là giữa chức danh tiếng Việt và chức danh trong tiếng Anh. Mình tổng hợp các ý kiến này, Bạn xem, có thể bổ sung được gì them không ?

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Trong giao tiếp, khi gặp nhau hoặc trước khi bước vào cuộc thảo luận, hoặc thương lượng, Bạn thường trao đổi danh thiếp (name card) trong đó thường ghi nghề nghiệp chính hoặc chức vụ cao nhất mà người đó đang nắm giữ. Danh thiếp tên càng giản dị, càng khiêm nhường càng gây lòng tin cho người nhận hơn là những danh thiếp ghi quá rườm rà. Nhìn lại lịch sử nước ta, trước năm 1975 tại miền nam, danh thiếp tên phụ nữ không ghi địa chỉ. Riêng danh thiếp tên công việc (business card) có thể ghi thêm tên và địa chỉ chi tiết công ty và in thêm logo của công ty (nếu có) nhưng nhất thiết không được biến danh thiếp thành một tấm biển quảng cáo nho nhỏ, trông rất hài hước, làm giảm giá trị của người có tên trên đó. Danh thiếp này khác với danh thiếp phát kèm quảng cáo công ty – không có đại diện cá nhân mà là tổ chức hoặc công ty.

Ngôn ngữ : đối với name card tên chỉ dùng đối nội chỉ nên in bằng tiếng Việt; đối với name card tên dùng đối ngoại chỉ nên in bằng tiếng Anh, hoặc một mặt bằng tiếng Việt, một mặt bằng tiếng Anh, không nên in song ngữ ở cùng một mặt. Đối với name card công việc: không nên ghi địa chỉ nhà riêng và nếu cẩn thận, không ghi cả số điện thoại di động nữa.

Tới vấn đề bàn luận : Thể hiện chức vụ bằng tiếng Anh trên danh thiếp:

1. Trước nhất đối, với những người chỉ là nhân viên thường, không giữ chức vụ nào, sau chữ “nhân viên” ghi thêm bộ phận đang làm vịệc, hoặc ghi tính chất việc làm trước chữ “nhân viên”.

Thí dụ : Ông Nguyễn Văn A, nhân viên phòng marketing thì ghi như sau:

Nguyen Van A

Marketing Officer

hoặc

Nguyen Van A

Officer Marketing Departmemt

Đối với phụ nữ, để tiện xưng hô, tránh để gây phiền lòng phụ nữ, ta ghi như sau:

a) Chưa lập gia đình:

Nguyen Thi My (Miss)

Marketing Officer

b) Đã lập gia đình:

Nguyen Thi My (Mrs)

Marketing Officer

Hiện nay, vì phép lịch sự, có khuynh hướng dùng chung cho cả 2 trường hợp đều là Ms (không phân biệt đã hoặc chưa lập gia đình).

Nếu không phải là Việt kiều, chỉ nên ghi đầy đủ theo thứ tự bằng tiếng Việt, không nên đảo ngược lại theo thứ tụ tiếng Anh. Hãy giải thích hoặc hãy để người nước ngoài tự tìm hiểu đâu là “họ” đâu là “tên” và đâu là “chữ lót”. Do đó không ghi như sau:

A Van. Nguyen Hoặc A Nguyen

Ngoại trừ bạn thích đặt một tên tiếng Anh.

2. Nếu là người thư ký chung cho văn phòng thì đề là “clerk” hoặc “admin_clerk”, còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì ghi là “secretary” hoặc “private and confidential secretary”, thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc thì ghi là secretary-cum-assistant to the MD (Managing Director).

3. Chức “Trưởng phòng” thì phức tạp hơn. Chữ “phòng” có khi dịch là “service” có khi là “office”, có khi là “bureau”, có khi là “department”. Nếu chữ phòng là "service", "office", ”bureau” thì “Trưởng phòng” nên đề là “chief”, nếu là “department” thì trưởng phòng nên đề là “manager”.

Thí dụ: Trưởng phòng nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại nên đề là “Manager of International Banking Departmen”; trưởng phòng kế toán là “Manager of Accounting Department” đừng lầm với kế toán trưởng là “Chief Accountant”; trưởng phòng đại diện là “Chief of Representative Office” trưởng phòng liên lạc “chief of Liaison Office” v.v… Ngoài ra không dùng chữ “Head” để dịch trưởng phòng hoặc người đứng đầu các bộ phận khác, vì chữ Head không được dùng một cách trọng thức (formal)



4. Còn chức giám đốc và tổng giám đốc lại rất phức tạp, tùy theo người Anh hay người Mỹ. Đối với Anh, giám đốc là director, managing director, executive director, nhất thiết phải thuộc hội đồng quản trị (board of directors) hoặc người chủ sở hữu vốn công ty. Nếu giám đốc được thuê ngoài thì dùng “manager”; do đó tổng giám đốc là director general (nếu từ hội đồng quản trị) và manager general (nếu thuê ngoài). Chức vụ phó cũng hết sức chú ý: dùng từ Vie nếu có quyền hạn tương đương tổng giám đốc khi ông này vắng mặt; dùng “deputy” nếu quyền hạn bị hạn chế và giới hạn số tiền tối đa được ký; "phụ tá" (assistant) nếu không được ủy quyền hợp lệ (lawful power of attorney) sẽ không được ký kết bất cứ văn kiện, hợp đồng nào. Do vậy, phó tổng giám đốc sẽ là “Vice managing director”, “deputy managing director" và phụ tá tổng giám đốc sẽ là: “assistant to the MD” , hoàn toàn có nhiện vụ, quyền hạn rất khác nhau, phải hết sức cảnh giác khi ký hợp đồng

Cũng cần biết thêm quyền tổng giám đốc: Acting MD; đương kim tổng giám đốc: incumbent MD; cựu tổng giám đốc: late MD; tổng giám đốc sắp nhậm chức: incoming MD; tổng giám đốc sắp mãn nhiệm: outgoing MD; tổng giám đốc mới được bầu: MD - elect; giám đốc dự khuyết: Alternate director: chủ tịch hội đồng quản trị: chairman of the Board of Directors.

CEO là gì? Có khi không dễ hiểu một chức vụ nào đó bằng tiếng Anh (ví dụ: Executive Offier (Nhật Bản), Executive Director (Singapore), General Manager (Đài Loan)…, hoặc thấy khó dịch một chức danh nào đó sang tiếng Anh như: cán bộ phụ trách hiện trường, anh nuôi...).

CEO (Chief Executive Officer) tạm dịch là giám đốc điều hành. Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President, dưới đó là các Vice president, officer (hoặc director) - người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến general manager, manager - người phụ trách công việc cụ thể. Các chức vụ có thể được “kiêm”, thường thấy là President and CEO. Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). Chief financial officer là giám đốc tài chính - người quản “túi tiền”.

Trong các công ty của Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing Director (hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn). Sau đó đến các giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp ở phòng gọi là boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research deparment có research director. Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách “dân dã”, “thân mật”, không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President.

Chức vụ trong các công ty lớn của Nhật hơi “rườm rà”. Chẳng hạn, Mitsui O.S.K. Lines - doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành (operate) đội tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT - có cả Chairman và President. Chairman “to” hơn President (tuy cùng dịch là “chủ tịch”). President Executive Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.

Đối với người Mỹ, trong một công ty quy mô trung bình, giám đốc hoặc tổng giám đốc được gọi là “President” và chủ tịch hội đồng quản trị gọi là “chairman of de board”. ”President” do hội đồng quản trị là nhân vật thứ hai sau “chairman of the board”. Tuy nhiên nếu một công ty trung bình có chức vụ: "chủ tịch kiêm luôn giám đốc điều hành chung“ (President and CEO – Chief Executive Officer) thì khi đó “chairman of the boar” có quyền hạn rất giới hạn hoặc chỉ có tính tượng trưng.Trong một công ty nhỏ của Mỹ, chức vụ “President” chỉ đơn giản là Ceo. 

Còn trong một công ty qui mô lớn của Mỹ “President” được gọi là COO (chief operating Officer), thường được thuê ngoài và phụ trách nhân sự và hành chính trên cơ sở hàng ngày, trong khi đó chức vụ quan trọng nhất trong một công ty lớn của Mỹ là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành chung: ”Chairman and CEO”. Cũng trong một công ty lớn, còn có chức vụ phó giám đốc phụ trách tài chính được gọi là “Financial vice president” hoặc Vice president-finance” Trong công ty trung bình, giám đốc tài vụ gọi là CFO (chief financial officer) và trong công ty nhỏ gọi là “Treasurer” hoặc “controller”.

* Một điều cần lưu ý phần lớn các tước vị.

- Trong giao tiếp thương mại khi trao đổi name card hoặc danh thiếp công việc, hai bên thường đứng lên hơi cúi mình và nói “cám ơn” Người nhận phải liếc nhanh thiệp tên (không đuợc đọc kỹ và bình phẩm) ghi nhanh ngày tháng và nơi nhận để biết cách xưng hô thích hợp và sâu xa hơn, để biết tầm quan trọng của bên đối tác và quy mô của công ty mà ta đang giao dịch.

- Name card vừa nhận nên để trước mặt trong suốt thời gian thương thảo, không nên để ngay vào túi hoặc sổ name card. Nếu không may vừa hết name card phải tỏ lời xin lỗi và sẽ gửi sau (phải chắc chắn gửi sau). Nếu bên đối tác có ba người phải đưa danh thiếp cho cả ba người vì người không được nhận (thường có chức vụ thấp hơn) sẽ cảm thấy tủi thân. chỉ đưa name card khi thật sự thấy cần thiết, không nên phân phát thiệp vô tội vạ, làm giảm giá trị người đưa và có khi gặp phiền toái nữa.

- Khi đọc danh thiếp, chúng ta không chỉ xem “chức gì” mà nên xem thêm chi tiết khác để biết chức ấy “to” đến đâu, có giống với cách hiểu của ta về “chủ tịch”, “giám đốc” hay “trưởng phòng”, “cán bộ”… không. Ví dụ: Trên danh thiếp ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch Manager. Như vậy manager này thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải của APL “xuyên quốc gia” hay của cả nước mà chỉ là “miền Bắc”. Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này thường thuộc về phái nữ với đặc điểm trẻ trung, xinh đẹp), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao (hiện nay là bà “Gạo” (Rice), lương 200.000 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng/năm), UN Secretary General - Tổng thư ký Liên hợp quốc - chức danh lớn nhất hành tinh… Có nước quy định Permanent secretary ngang thứ trưởng, Senior Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam, Chairman of Hanoi People’s Committee không giống Mayor (thị trưởng)… Nhiều công ty có “Cổng/trang thông tin điện tử” (website) nên có thể vào đây để biết “tầm cỡ” của chức vụ và công ty.

- Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem “nội hàm” (thực chất) chức đó là gì. Cùng là “người đứng đầu”, “trưởng” nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải Việt Nam dùng Chairman nhưng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại là General Director… Manager thường là trưởng phòng; head, chief, director cũng là “trưởng”… Có khi “ban” lại lớn hơn cục, vụ (ví dụ: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) và trưởng ban có thể dịch là Director. Trợ lý Tổng giám đốc là Assistant (to) General Director, nhưng không nên viết tắt là Ass General Director mà không có dấu “.” (chấm) sau chữ “s” vì Ass là con lừa. Nên viết tắt là Asst). State Bank Governor là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (trước đây dịch là State Bank General Director). Thủ tướng Đức là Chancellor, không dùng Prime Minister…

- Chức to hay nhỏ còn do… “mẹo” dùng. Project Manager là người phụ trách một dự án - có khi hàng nghìn tỷ đồng, nhưng có khi lại chỉ vài… triệu đồng tiền ta như dự án “marketing” để xem làm được gì mà “sống” hay không của một công ty TNHH một thành viên do một người sở hữu đồng thời là “Tổng giám đốc”. Làm xong “dự án” marketing đó, làm tiếp “dự án” “tìm thêm người” cho công ty đỡ “quạnh hưu” mà vẫn chỉ cần dùng danh thiếp project manager.



Híc, làm xong name card, mình biết nhiều thông tin hữu ích.



Chúc bạn thành công !

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM MỞ SHOP QUẦN ÁO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Dưới đây là một số kinh nghiệm để mở Shop Quần áo quý báu được tổng hợp lại để giới thiệu đến các bạn.

Đi ngang qua cửa hiệu thời trang bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này thành công, bạn không thể cứ “thích là làm”.

Hiểu được quyền lực và sức mạnh mua sắm của phái đẹp:

Đa số phụ nữ đều thích mua sắm, trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Quý cô có thể tiết kiệm từng nghìn đồng lẻ khi đi chợ, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để mua một cái áo.

Bạn có kinh nghiệm và đam mê "shopping":

Do thường xuyên "lang thang" các cửa tiệm, bạn hiểu rõ giá sàn và nhãn hiệu của các loại sản phẩm. Bạn cũng rất "rành" trong việc trả giá, lựa chọn mẫu...

Hiểu biết về thời trang và có óc thẩm mỹ cao:

Đừng kinh doanh khi bạn mù tịt kiến thức và thông tin về "mốt". Bạn nên biết may cơ bản, vẽ các mẫu đơn giản, theo sát hoạt động thời trang trong nước và thế giới...

Ngoài ra, biết cách kết hợp màu sức và các loại trang phục giúp bạn tạo "xì-tai" riêng cho cửa tiệm.

Bài trí cửa hiệu:

Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng, các kệ hàng và mẫu mã quần áo dễ nhìn thấy... Hãy sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm. Nếu kinh doanh thời trang cho giới trẻ, nên treo những tấm ảnh người mẫu tuổi “teen” và nhạc “hip-hop” thời thượng.

Tư vấn khách hàng:

Vì họ thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: cái áo này chất liệu gì, được thiết kế ra sao... Nếu là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm tại các buổi giới thiệu mẫu mới.

Nghệ thuật đón khách:

Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ "window shopping" (ngắm chứ không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm.

Bảo vệ quyền lợi khác hàng:

Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi, phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của bạn.

Sưu tầm từ Internet

II. NHỮNG KINH NGHIỆM KHÁC

Đã có lần tôi rất quan tâm tới việc mở shop quần áo thời trang. Tôi cho rằng, ý kiến mở cửa hàng thời trang là không bao giờ tồi. Chẳng có ai đi ra đường mà lại không thích mặc một bộ quần áo đẹp cả.

Tôi quan tâm tới ba vấn đề chính:

1. Vốn

2. Cửa hàng

3. Chất lượng và dịch vụ. 

Trước tiên phải xác định mục tiêu khách hàng ban đầu của bạn là ai, nam nữ già trẻ lớn bé, thanh niên.

Ví dụ như tôi. Tôi chọn chủ yếu hàng nữ và một ít hàng nam, Chất lượng và styles dành cho thanh niên có phong cách ăn mặc sành điệu. Tôi chọn khách hàng kiểu này vì hàng dễ bán và họ cũng không lăn tăn nhiều về giá cả. Vì thế mà lãi trên một sản phẩm là kha khá. (Tôi cũng có ý định bán kèm một số mặt hàng thời trang khác đi kèm như: dây lưng, ví da, kính, dây chuyền, mũ, bốt, giày... những thứ mà sẽ rất phù hợp khi đi kèm với những bộ quần áo mà tôi lựa chọn. Tôi cũng nghĩ khi họ mua quần áo của mình, hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ chọn những phụ tùng kia để có phong cách hơn. Cái này gọi là sự "ăn theo")

1. Vốn:

Để bạn trang trải tiền nhập hàng mới, thuê nhân viên, trả tiền thuê cửa hàng và design lại cửa hàng. Với 100 triệu đồng nghĩa với việc bạn phải cắt giảm tiền design cửa hàng (cái này dễ với tôi vì tôi là dân design) và trả tiền thuê cửa hàng từng tháng một. Bạn cũng nên tự bán hàng để tiết kiệm tiền. Đừng buồn vì số vốn bé. Đầy người giàu đi từ con số 0 đấy thôi.

2. Cửa hàng:

Design sao cho đẹp và sao cho tiện khách xem hàng cũng như thử đồ là một yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng sẽ tạo được sức thu hút ban đầu. Tôi thấy ở HN có rất nhiều cửa hàng thiết kế rất cá tính và rất rẻ (bạn mà ko lưu ý về chuyện giá thành của viêc làm mới cửa hàng của bạn, nó sẽ ngốn rất nhiều tiền đấy). Phong cách thiết kế phải tạo ra được sự sang trọng mà phải gần gũi, tạo sức tò mò mà không khó hiểu.

Bạn cũng nên lưu ý về chỗ để xe và chỗ thử đồ nữa. Cái này cũng rất quan trọng, không phải với mình, mà là với khách hàng.

3. Chất lượng và dịch vụ:

Bạn cũng có thể phải quan tâm tới yếu tố thời trang và độ bền của sản phẩm. Mua về được sản phẩm mà mọi người thích không phải là dễ. Đòi hỏi bạn phải có con mắt nghệ thuật và am hiểu tâm lý khách hàng. Cũng đòi hỏi bạn phải kiếm được nguồn hàng tốt. Tốt về giá cũng như về những chất lượng kia.

Dịch vụ: Bạn phải là người tiếp chuyện khách hàng tốt. Đưa ra những lời khen hợp lý về những gu thẩm mỹ tốt của khách hàng. Cách bạn quan tâm tới xe cộ của khách hàng cũng khiến cho khách hàng hài lòng.

Bạn có thể tăng thêm các dịch vụ kèm theo như tôi đã nói ở trên, bán kèm hoặc tặng phụ kiện cho quần áo, phụ kiện điện thoại, nhẫn vòng, dây lưng, kính mát ...

Thật ra thì cách quan tâm của tôi ko nặng nhiều về lý thuyết như một số bạn. Tôi nghĩ kế hoạch tốt cộng với sự tự tin và sự giúp đỡ của mọi người sẽ khiến bạn thành công. Tôi cũng mong bạn có được cửa hàng như mong muốn và việc kinh doanh thành công

(Chưa rõ nguồn)






KHỞI NGHIỆP - HÀNH TRÌNH KHÓ KHĂN

Khởi nghiệp là một hành trình gian khổ nhưng rất vinh quang, bạn phải chuẩn bị rất nhiều chi tiết, làm việc rất gian khổ và đôi lúc rất cô đơn...
Khởi nghiệp, làm ông chủ là ước mơ của mọi người. Nhưng rất ít ai biết được bí quyết thành công nằm ở suy nghĩ và thái độ của chính mình khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp. Khi bắt tay thực hiện ước mơ, người khởi nghiệp có rất nhiều vọng tưởng, đa số là những mong ước sự thành công dễ dàng và hưởng thụ sớm...

Sau đây là thống kê thực tế những vọng tưởng và thực tế của một quá trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp: ảo tưởng càng lắm, ngã càng đau

Nguồn : Nhượng quyền Việt Nam

15 tháng 3, 2013

Phím tắt dành cho tab và cửa sổ


Phím tắt dành cho tab và cửa sổ

Ctrl+NMở cửa sổ mới.
Ctrl+TMở tab mới.
Ctrl+Shift+NMở cửa sổ mới trong chế độ ẩn danh.
Nhấn Ctrl+O, sau đó chọn tệp.Mở tệp từ máy tính của bạn trong Google Chrome.
Nhấn Ctrl và nhấp vào liên kết. Hoặc nhấp vào liên kết bằng nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Mở liên kết trong một tab mới dưới nền.
Nhấn Ctrl+Shift và nhấp vào liên kết. Hoặc nhấnShift và nhấp vào liên kết bằng nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Mở liên kết trong tab mới và chuyển sang tab vừa mới mở.
Nhấn Shift và nhấp vào liên kết.Mở liên kết trong cửa sổ mới.
Ctrl+Shift+TMở lại tab cuối cùng mà bạn đã đóng. Google Chrome ghi nhớ 10 tab cuối cùng mà bạn đã đóng.
Kéo liên kết vào tab.Mở liên kết trong tab.
Kéo liên kết vào khoảng trống trên thanh tab.Mở liên kết trong tab mới.
Kéo tab ra khỏi thanh tab.Mở tab trong cửa sổ mới.
Kéo tab ra khỏi thanh tab và kéo vào một cửa sổ hiện có.Mở tab trong cửa sổ hiện có.
Nhấn Esc khi kéo tab.Trả tab lại vị trí ban đầu.
Ctrl+1 đến Ctrl+8Chuyển sang tab tại số vị trí đã chỉ định trên thanh tab.
Ctrl+9Chuyển sang tab cuối cùng.
Ctrl+Tab hoặc Ctrl+PgDownChuyển sang tab tiếp theo.
Ctrl+Shift+Tab hoặc Ctrl+PgUpChuyển sang tab trước đó.
Alt+F4 hoặc Ctrl + Shift + WĐóng cửa sổ hiện tại.
Ctrl+W hoặc Ctrl+F4Đóng tab hoặc cửa sổ bật lên hiện tại.
Nhấp vào tab bằng nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Đóng tab bạn đã nhấp vào.
Nhấp chuột phải hoặc nhấp và giữ một trong hai mũi tên Tiến lên hoặc Lùi lại trong thanh công cụ trình duyệt.Hiển thị lịch sử duyệt web của bạn trong tab.
Nhấn Backspace hoặc nhấn Alt và kết hợp phím mũi tên trái.Chuyển đến trang trước đó trong lịch sử duyệt web của bạn cho tab.
Nhấn Shift+Backspace hoặc nhấn Alt và kết hợp phím mũi tên phải.Chuyển đến trang tiếp theo trong lịch sử duyệt web của bạn cho tab.
Nhấn Ctrl và nhấp vào một trong hai mũi tên Lùi lại hoặc Tiến lên hoặc nhấp vào nút Go (Đi tới) trong thanh công cụ. Hoặc nhấp vào một trong hai nút bằng nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Mở trang đích tương ứng với chiều của nút mũi tên trong một tab mới dưới nền.
Nhấp đúp vào khoảng trống trên thanh tab.Phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ.
Alt+HomeMở trang chủ trong cửa sổ hiện tại của bạn.

Phím tắt cho các tính năng của Google Chrome

Alt+F hoặc Alt+E hoặc F10Mở trình đơn Chrome Chrome menu, cho phép bạn tùy chỉnh và kiểm soát cài đặt trong Google Chrome.
Ctrl+Shift+BChuyển đổi giữa trạng thái bật và tắt của thanh dấu trang.
Ctrl+HMở trang Lịch sử.
Ctrl+JMở trang Tài nguyên đã tải xuống.
Shift+EscMở Trình quản lý tác vụ.
Shift+Alt+TĐặt tiêu điểm lên công cụ đầu tiên trong thanh công cụ của trình duyệt. Sau đó, bạn có thể sử dụng các phím tắt sau đây để di chuyển trong thanh công cụ:
  • Nhấn Tab, Shift+Tab, Home, End, mũi tên phải, và mũi tên trái để di chuyển tiêu điểm tới các mục khác nhau trong thanh công cụ.
  • Nhấn Space hoặc Enter để kích hoạt các nút trong thanh công cụ, bao gồm các tác vụ trên trang và tác vụ trên trình duyệt.
  • Nhấn Shift+F10 để hiển thị bất kỳ trình đơn ngữ cảnh liên quan (ví dụ: lịch sử duyệt web cho nút Quay lại).
  • Nhấn Esc để đưa tiêu điểm từ thanh công cụ quay trở lại trang.
F6 hoặc Shift+F6Chuyển sang khu vực truy cập từ bàn phím tiếp theo. Các khu vực bao gồm:
  • Đánh dấu URL trong thanh địa chỉ
  • Thanh dấu trang (nếu nhìn thấy)
  • Nội dung web chính (gồm cả bất cứ thanh thông tin nào)
  • Thanh tải xuống (nếu nhìn thấy)
Ctrl+Shift+JMở Công cụ dành cho nhà phát triển.
Ctrl+Shift+DeleteMở hộp thoại Xóa dữ liệu duyệt web.
F1Mở Trung tâm trợ giúp trong tab mới (mục yêu thích của chúng tôi).
Ctrl+Shift+MChuyển đổi giữa nhiều người dùng.

Phím tắt cho thanh địa chỉ

Sử dụng các phím tắt sau trong thanh địa chỉ:
Nhập cụm từ tìm kiếm rồi nhấn Enter.Thực hiện tìm kiếm bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm mặc định.
Nhập một từ khóa công cụ tìm kiếm, nhấn Space, nhập cụm từ tìm kiếm rồi nhấn Enter.Thực hiện tìm kiếm bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm được liên kết với từ khóa.
Bắt đầu nhập URL của công cụ tìm kiếm, nhấn Tabkhi được nhắc, nhập cụm từ tìm kiếm rồi nhấnEnter.Thực hiện tìm kiếm bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm được liên kết với URL.
Ctrl+EnterThêm www. và .com vào thông tin bạn nhập của bạn trong thanh địa chỉ và mở URL kết quả.
Nhập URL, sau đó nhấn Alt+Enter.Mở URL trong tab mới.
Ctrl+L hoặc Alt+DĐánh dấu URL.
Ctrl+K hoặc Ctrl+EĐặt dấu '?' vào thanh địa chỉ. Nhập cụm từ tìm kiếm sau dấu chấm hỏi để thực hiện tìm kiếm bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm mặc định của bạn.
Nhấn Ctrl và kết hợp phím mũi tên trái.Di chuyển con trỏ của bạn tới từ khóa đứng trước trong thanh địa chỉ
Nhấn Ctrl và kết hợp phím mũi tên phải.Di chuyển con trỏ của bạn tới từ khóa kế tiếp trong thanh địa chỉ
Ctrl+BackspaceXóa từ khóa đứng trước con trỏ của bạn trong thanh địa chỉ
Chọn một mục nhập trong trình đơn thả xuống của thanh địa chỉ bằng các phím mũi tên trên bàn phím của bạn, sau đó nhấn Shift+Delete.Xóa mục nhập đó khỏi lịch sử duyệt web của bạn, nếu có thể.
Nhấp vào một mục nhập trong trình đơn thả xuống của thanh địa chỉ bằng nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Mở mục nhập đó trong tab mới dưới nền.
Nhấn Page Up hoặc Page Down khi trình đơn thả xuống của thanh địa chỉ được hiển thị.Chọn mục nhập đầu tiên hoặc mục nhập cuối cùng trong trình đơn thả xuống.

Phím tắt cho trang web

Ctrl+PIn trang hiện tại của bạn.
Ctrl+SLưu trang hiện tại của bạn.
F5 hoặc Ctrl+RTải lại trang hiện tại của bạn.
EscDừng tải trang hiện tại của bạn.
Ctrl+FMở thanh tìm kiếm.
Ctrl+G hoặc F3Tìm kiếm kết quả phù hợp kế tiếp cho thông tin nhập của bạn trong thanh tìm kiếm.
Ctrl+Shift+GShift+F3 hoặc Shift+EnterTìm kiếm kết quả phù hợp trước đó cho thông tin nhập của bạn trong thanh tìm kiếm.
Nhấp nút chuột giữa (hoặc con lăn chuột).Kích hoạt cuộn tự động. Khi bạn di chuyển chuột của mình, trang tự động cuộn theo hướng chuột.
Ctrl+F5 hoặc Shift+F5Tải lại trang hiện tại của bạn, bỏ qua nội dung được lưu trong bộ nhớ cache.
Nhấn Alt và nhấp vào liên kết.Tải xuống trang đích của liên kết.
Ctrl+UMở nguồn của trang hiện tại của bạn.
Kéo liên kết vào thanh dấu trangLưu liên kết dưới dạng dấu trang.
Ctrl+DLưu trang web hiện tại của bạn dưới dạng dấu trang.
Ctrl+Shift+DLưu tất cả các trang đang mở dưới dạng dấu trang trong thư mục mới.
F11Mở trang của bạn ở chế độ toàn màn hình. Nhấn lạiF11 để thoát khỏi chế độ toàn màn hình.
Ctrl và + hoặc nhấn Ctrl và cuộn con lăn chuột của bạn lên.Phóng to mọi thứ trên trang.
Ctrl và - hoặc nhấn Ctrl và cuộn con lăn chuột của bạn xuống.Thu nhỏ mọi thứ trên trang.
Ctrl+0Trả lại mọi thứ trên trang về kích thước bình thường.
Thanh spaceCuộn xuống trang web.
HomeChuyển đến đầu trang.
EndChuyển đến cuối trang.
Nhấn Shift và cuộn con lăn chuột của bạn.Cuộn theo chiều ngang trên trang.

Phím tắt cho văn bản

Ctrl+CSao chép nội dung được đánh dấu vào khay nhớ tạm.
Ctrl+V hoặc Shift+InsertDán nội dung từ khay nhớ tạm.
Ctrl+Shift+VDán nội dung từ khay nhớ tạm mà không cần định dạng.
Ctrl+X hoặc Shift+DeleteXóa nội dung được đánh dấu và sao chép vào khay nhớ tạm.