Banner 2

Banner 2

28 tháng 3, 2013

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM MỞ SHOP QUẦN ÁO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Dưới đây là một số kinh nghiệm để mở Shop Quần áo quý báu được tổng hợp lại để giới thiệu đến các bạn.

Đi ngang qua cửa hiệu thời trang bạn tự hỏi: “Vì sao nhiều khách hàng móc tiền túi một cách vui vẻ như thế?” Bất chợt, ý muốn mở cửa hàng thời trang xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng để kinh doanh mặt hàng này thành công, bạn không thể cứ “thích là làm”.

Hiểu được quyền lực và sức mạnh mua sắm của phái đẹp:

Đa số phụ nữ đều thích mua sắm, trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Quý cô có thể tiết kiệm từng nghìn đồng lẻ khi đi chợ, nhưng lại sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để mua một cái áo.

Bạn có kinh nghiệm và đam mê "shopping":

Do thường xuyên "lang thang" các cửa tiệm, bạn hiểu rõ giá sàn và nhãn hiệu của các loại sản phẩm. Bạn cũng rất "rành" trong việc trả giá, lựa chọn mẫu...

Hiểu biết về thời trang và có óc thẩm mỹ cao:

Đừng kinh doanh khi bạn mù tịt kiến thức và thông tin về "mốt". Bạn nên biết may cơ bản, vẽ các mẫu đơn giản, theo sát hoạt động thời trang trong nước và thế giới...

Ngoài ra, biết cách kết hợp màu sức và các loại trang phục giúp bạn tạo "xì-tai" riêng cho cửa tiệm.

Bài trí cửa hiệu:

Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng, các kệ hàng và mẫu mã quần áo dễ nhìn thấy... Hãy sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm. Nếu kinh doanh thời trang cho giới trẻ, nên treo những tấm ảnh người mẫu tuổi “teen” và nhạc “hip-hop” thời thượng.

Tư vấn khách hàng:

Vì họ thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: cái áo này chất liệu gì, được thiết kế ra sao... Nếu là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm tại các buổi giới thiệu mẫu mới.

Nghệ thuật đón khách:

Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ "window shopping" (ngắm chứ không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm.

Bảo vệ quyền lợi khác hàng:

Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi, phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của bạn.

Sưu tầm từ Internet

II. NHỮNG KINH NGHIỆM KHÁC

Đã có lần tôi rất quan tâm tới việc mở shop quần áo thời trang. Tôi cho rằng, ý kiến mở cửa hàng thời trang là không bao giờ tồi. Chẳng có ai đi ra đường mà lại không thích mặc một bộ quần áo đẹp cả.

Tôi quan tâm tới ba vấn đề chính:

1. Vốn

2. Cửa hàng

3. Chất lượng và dịch vụ. 

Trước tiên phải xác định mục tiêu khách hàng ban đầu của bạn là ai, nam nữ già trẻ lớn bé, thanh niên.

Ví dụ như tôi. Tôi chọn chủ yếu hàng nữ và một ít hàng nam, Chất lượng và styles dành cho thanh niên có phong cách ăn mặc sành điệu. Tôi chọn khách hàng kiểu này vì hàng dễ bán và họ cũng không lăn tăn nhiều về giá cả. Vì thế mà lãi trên một sản phẩm là kha khá. (Tôi cũng có ý định bán kèm một số mặt hàng thời trang khác đi kèm như: dây lưng, ví da, kính, dây chuyền, mũ, bốt, giày... những thứ mà sẽ rất phù hợp khi đi kèm với những bộ quần áo mà tôi lựa chọn. Tôi cũng nghĩ khi họ mua quần áo của mình, hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ chọn những phụ tùng kia để có phong cách hơn. Cái này gọi là sự "ăn theo")

1. Vốn:

Để bạn trang trải tiền nhập hàng mới, thuê nhân viên, trả tiền thuê cửa hàng và design lại cửa hàng. Với 100 triệu đồng nghĩa với việc bạn phải cắt giảm tiền design cửa hàng (cái này dễ với tôi vì tôi là dân design) và trả tiền thuê cửa hàng từng tháng một. Bạn cũng nên tự bán hàng để tiết kiệm tiền. Đừng buồn vì số vốn bé. Đầy người giàu đi từ con số 0 đấy thôi.

2. Cửa hàng:

Design sao cho đẹp và sao cho tiện khách xem hàng cũng như thử đồ là một yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng sẽ tạo được sức thu hút ban đầu. Tôi thấy ở HN có rất nhiều cửa hàng thiết kế rất cá tính và rất rẻ (bạn mà ko lưu ý về chuyện giá thành của viêc làm mới cửa hàng của bạn, nó sẽ ngốn rất nhiều tiền đấy). Phong cách thiết kế phải tạo ra được sự sang trọng mà phải gần gũi, tạo sức tò mò mà không khó hiểu.

Bạn cũng nên lưu ý về chỗ để xe và chỗ thử đồ nữa. Cái này cũng rất quan trọng, không phải với mình, mà là với khách hàng.

3. Chất lượng và dịch vụ:

Bạn cũng có thể phải quan tâm tới yếu tố thời trang và độ bền của sản phẩm. Mua về được sản phẩm mà mọi người thích không phải là dễ. Đòi hỏi bạn phải có con mắt nghệ thuật và am hiểu tâm lý khách hàng. Cũng đòi hỏi bạn phải kiếm được nguồn hàng tốt. Tốt về giá cũng như về những chất lượng kia.

Dịch vụ: Bạn phải là người tiếp chuyện khách hàng tốt. Đưa ra những lời khen hợp lý về những gu thẩm mỹ tốt của khách hàng. Cách bạn quan tâm tới xe cộ của khách hàng cũng khiến cho khách hàng hài lòng.

Bạn có thể tăng thêm các dịch vụ kèm theo như tôi đã nói ở trên, bán kèm hoặc tặng phụ kiện cho quần áo, phụ kiện điện thoại, nhẫn vòng, dây lưng, kính mát ...

Thật ra thì cách quan tâm của tôi ko nặng nhiều về lý thuyết như một số bạn. Tôi nghĩ kế hoạch tốt cộng với sự tự tin và sự giúp đỡ của mọi người sẽ khiến bạn thành công. Tôi cũng mong bạn có được cửa hàng như mong muốn và việc kinh doanh thành công

(Chưa rõ nguồn)






0 nhận xét: