Banner 2

Banner 2

Lukistore

Mỹ phẩm Mothercarelà dòng mỹ phẩm trị liệu và chăm sóc da cao cấp với sự kết hợp của công nghệ sinh học hiện đại cùng những nguồn nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên giúp chăm sóc bạn dịu nhẹ và an toàn nhất.

Lukistore

Phân phối các sản phẩm chăm sóc làm đẹp thương hiệu Mothercare với số lượng không giới hạn cho khách trên toàn quốc: cam kết chất lượng sản phẩm chính hãng, hiệu quả sử dụng, giá tốt nhất.

Lukistore

Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.

Lukistore

Sữa tắm kích trắng MotherCare – sử dụng như sữa tắm hàng ngày, phảng phất hương thơm nhẹ nhàng bền lâu, giúp da trắng sáng, mềm mại mịn màng.

Lukistore

Ba điều làm nên giá trị một con người : Siêng năng, Tốt bụng,Thành đạt

24 tháng 6, 2013

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ SHUTDOWN, SLEEP, HIBERNATE CHO LAPTOP


Shutdown, Sleep, Hibernate - Bạn nên chọn chế độ nào cho laptop của mình?

Mỗi chế độ đều có ưu và nhược điểm khác nhau, liệu bạn đã biết cách sử dụng đúng cách?

Sự khác nhau giữa Shutdown, Sleep và Hibernate


- Shutdown: là chế độ tắt máy khá quen thuộc với người sử dụng. Khi bạn lựa chọn Shutdown, toàn bộ các chương trình đang mở sẽ được đóng lại cùng với hệ điều hành. Một máy tính sau khi Shutdown sẽ không tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quay trở lại làm việc, bạn sẽ phải bật lại máy, chờ hệ thống khởi động, chờ đợi hệ điều hành hoạt động và khởi chạy lại các ứng dụng cần cho công việc.

- Sleep: còn được gọi là chế độ Standby hay chế độ ngủ trưa. Trong chế độ Sleep, máy tính được đưa vào một trạng thái tiêu thụ ít năng lượng hơn bình thường. Nguồn điện chỉ được sử dụng để duy trì bộ nhớ của hệ thống với các ứng dụng và dữ liệu bạn đang làm việc. Trong khi các bộ phận khác của máy tính sẽ được tắt hoàn toàn để tiết kiệm điện năng. Khi bạn bật máy từ chế độ Sleep, hệ thống sẽ nhanh chóng khởi động và các dữ liệu sẽ được lấy từ bộ nhớ trong vòng vài giây. Bạn có thể nhanh chóng quay trở lại công việc mà không cần trờ hệ thống khởi động lại từ đầu.

- Hibernate: còn được gọi là chế độ ngủ đông, là một chế độ ít được biết đến. Hibernate gần giống với chế độ Sleep, tuy nhiên thay vì lưu các dữ liệu vào bộ nhớ RAM, trong chế độ này các dữ liệu của bạn sẽ được lưu vào một tập tin trên ổ cứng. Khi bạn khởi động lại máy từ chế độ Hibernate, cũng giống như chế độ Sleep, hệ điều hành cùng các ứng dụng đang chạy và cac dữ liệu của bạn nhanh chóng được lấy từ ổ cứng và tải vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục công việc.




Do vậy, nếu so sánh tốc độ khởi động máy từ các chế độ trên, Sleep có tốc độ nhanh nhất sau đó là chế độ Hibernate, do một chế độ lưu dữ liệu trong bộ nhớ RAM và một chế độ lưu dữ liệu trong ổ cứng, và tất nhiên Shutdown có tốc độ khởi động chậm nhất. Tuy nhiên nếu so sánh về mức tiêu thụ điện năng, ta có thể thấy Shutdown tiết kiệm do không sử dụng điện năng, tiếp đến là chế độ Hibernate và Sleep là chế độ tiêu thụ nhiều điện năng nhất. Nếu laptop của bạn đang để chế độ Sleep trong khi pin đang ở mức thấp, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ Hibernate để tiết kiệm điện năng.

Khi nào thì sử dụng


Việc sử dụng máy tính tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen của người sử dụng. Tuy nhiên có rất ít người tận dụng hết ưu điểm và sự tiện lợi của các chế độ tắt máy trên. Có những người luôn tắt máy tính bằng Shutdown, cũng có những người bật máy 24/7.

- Sleep: Chế độ Sleep hữu ích khi bạn cần rời máy tính trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như khoảng thời gian ngủ trưa. Thay vì để máy vẫn hoạt động, bạn có thể đặt máy ở chế độ Sleep để tiết kiệm điện năng và pin. Sau khi quay trở lại, bạn có thể nhanh chóng tiếp tục công việc, thay vì phải chờ đợi bật máy và thời gian khởi động của hệ thống.

- Hibernate: Chế độ Hibernate tiết kiệm điện năng nhiều hơn Sleep. Bạn nên sử dụng chế độ này khi không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài hơn, ví dụ như khi bạn ngủ buổi tối và sáng hôm sau phải tiếp tục công việc trên máy tính.

- Shutdown: Thông thường đây là chế độ thông dụng của người sử dụng desktop, tuy nhiên với những người sử dụng laptop họ thường đặt máy ở chế độ Hibernate, do vẫn tiết kiệm điện năng trong khi có thể nhanh chóng trở lại công việc. Tuy nhiên, đôi khi một vài ứng dụng không hoạt động bình thường khi khởi chạy từ chế độ Hibernate, lúc này bạn sẽ cần Shutdown và khởi động lại máy. Đôi khi những người sử dụng máy tính cũng nên khởi động lại máy để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.




Bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, việc khởi động lại máy từ chế độ Shutdown cũng tiêu tốn một lượng điện năng để khởi động hệ thống và hệ điều hành cùng các dữ liệu được lấy ra từ ổ cứng. Do đó khi rời máy tính một khoảng thời gian ngắn, nếu bạn chọn Shutdown có thể tiêu hao điện năng nhiều hơn so với chế độ Sleep.

Thiết lập chế độ của bạn


Khi bạn đã chọn được cho mình các chế độ thường sử dụng, bạn có thể thiết lập các chế độ khi bạn ấn nút nguồn máy tính hoặc khi bạn gập màn hình của laptop lại. Để thay đổi thiết lập này, ấn phím Windows, gõ vào Power Buttons và ấn Enter. Bạn sẽ thấy một cửa sổ của Control Panel với các tùy chỉnh.




Lúc này bạn có thể tùy chọn các chế độ Shutdown, Sleep hay Hibernate mỗi khi ấn nút nguồn của máy hoặc khi gập màn hình của laptop, trong hai trường hợp là sử dụng pin và đang được cắm với nguồn điện.

Tham khảo: howtogeek

TỰ TẠO THEME CÁ NHÂN CHO GOOGLE CHROME

Plugin miễn phí từ google có tên là Chrome Theme có thể giúp bạn tạo nên một Chrome hoàn hảo hơn cho chính bản thân mình. 

Chương trình này sẽ giúp bạn tải hình cảnh cả nhân, tạo màu sắc riêng hoặc chia sẻ theme của mình cho bất cứ ai. Không cần phức tạp, tìm hiểu lâu và nhiều bước phức tạp như các chương trình khác, Chrome Theme đem tới sự thuận tiện và nhanh chóng tuyệt vời, sẽ làm thỏa mãn nhu cầu sáng tạo theme của bạn.

Đầu tiên bạn hãy chọn một hình ảnh yêu thích trên trang web hoặc ổ cứng nhà bạn. Sau khi đã tìm thấy, Tiếp theo hãy mở Chrome Theme và hãy thêm hình.








Hoặc nếu thích thì bạn không nhất thiết phải sử dụng hình ảnh có sẵn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng webcam để có ảnh. Thêm ảnh của bạn vào và tiếp tục bước 2, chọn 3 màu sắc tạo theme cho Chrome của bạn.








Một bảng màu hiện ra tha hồ để bạn chọn lựa. Tất nhiên chỉ hạn chế trong một số màu sắc nhưng có lẽ cũng không quá khó để bạn tìm ra một màu phù hợp với ảnh của mình.

Lời khuyên dành cho bạn là màu tối sẽ phù hợp cho cửa sổ tab hơn, nhưng tất cả đều là sự lựa chọn của bạn. Nhấp chuột để đến với bước tiếp theo, xem trước và cài đặt theme.









Bạn cũng sẽ có một đường link để có thể chia sẻ thành quả của mình với bạn bè. Và đây, có thể thành quả của bạn sẽ độc đáo như thế này. Hẳn với sự sáng tạo của mình thì bạn sẽ có tạo ra nhiều theme độc đáo hơn cho Chrome.



.





Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể mở Plugin lên để lấy links, cài đặt hoặc xóa theme tại trang web.









Nếu muốn bạn có thể tạo những bộ sưu tập theo mùa, theo chủ đề … trình duyệt của bạn sẽ trở nên thực sự phong phú.

Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.

Tham khảo: makeuseof

BCC VÀ CC TRONG GMAIL LÀ GÌ?


Hai tính năng ít được sử dụng đến khi gửi email.

Trong các ứng dụng email, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy hai dòng CC và BCC ngay dưới dòng địa chỉ người nhận. Nhiều người không sử dụng hai tính năng này vì họ không biết tác dụng của chúng. Thực chất hai tính năng này có công dụng gần giống nhau, đều là gửi thêm các bản sao email cho một vài người khác. Tuy nhiên bạn cũng có thể làm điều tương tự bằng cách thêm các địa chỉ mới trong khung địa chỉ người nhận. Vậy tác dụng thực sự của hai tính năng này là gì và chúng có những điểm khác nhau nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.




CC và BCC


CC là viết tắt của cụm từ 'carbon copy', còn BCClà viết tắt của cụm từ 'blind carbon copy', có thể tạm hiều là các bản sao tạm. Từ carbon copy được bắt nguồn từ việc sử dụng một loại giấy than để tạo ra các bản sao khi viết tay. Do đó, CC được hiểu như việc gửi thêm một bản sao của email cho một số người khác.




Trong danh sách những người được gửi CC của cùng một email, họ có thể nhìn thấy danh sách và những người nhận khác. Tức là nếu bạn gửi CC cho A1@xyz.com, A2@xyz.com thì người A1 sẽ biết được rằng người A2 cũng nhận được email đó và ngược lại.

Còn đối với kiểu gửi BCC, cũng tương tự như trên, bạn sẽ gửi một bản copy của email đó cho một danh sách các người nhận khác. Tuy nhiên những người trong danh sách này sẽ không thể nhìn thấy những người khác, có nghĩa là họ không được biết rằng có những ai khác cũng nhận được email đó. Những người được gửi bản chính và cách gửi CC cũng sẽ không thể thấy danh sách những người được gửi theo kiểu BCC.

So với cách gửi thông thường


Về lý thuyết thì cách gửi thông thường sử dụng cho những người nhận email của bạn. Còn kiểu gửi CC để gửi một bản sao cho những người quan tâm đến thông tin của email đó, hoặc cần biết rằng bạn đã gửi email đó đến những ai.

Tuy nhiên, thực tế thì CC và cách gửi thông thường khá giống nhau. Nếu bạn cần gửi một email cho bốn người, bạn có thể điền cả 4 địa chỉ vào dòng địa chỉ gửi (To), hoặc bạn cũng có thể chỉ điền một địa chỉ còn 3 địa chỉ còn lại điền trong dòng CC. Cả bốn người đều sẽ nhận được email đó và đều nhìn thấy danh sách những người được gửi.




Trong một trường hợp nếu sếp của bạn muốn bạn gửi email cho khách hàng và yêu cầu bạn xác nhận lại khi đã gửi xong email. Bạn có thể đặt địa chỉ của khách hàng trong dòng To với cách gửi thông thường và đặt địa chỉ email của sếp trong dòng CC, do đó sếp của bạn sẽ nhận được bản sao của email và biết được email đã được gửi đến khách hàng nào. Tuy nhiên nếu bạn không muốn khách hàng nhìn thấy email của sếp (vì điều này là không cần thiết), hoặc bạn không muốn các khách hàng biết được danh sách những người khác cũng nhận được email đó, bạn sẽ phải sử dụng đến kiểu gửi BCC.

Khi nào thì sử dụng CC và BCC


CC là kiểu gửi hữu ích khi bạn muốn một vài người khác nhận được bản sao của email, nhưng họ không phải người nhận chính.

BCC là kiểu gửi hữu ích khi bạn muốn gửi các bản copy đến những người khác, và không muốn họ biết về việc bạn gửi thêm các bản copy cho người khác, giống như ví dụ ở trên. Ngoài ra nếu bạn cần gửi cùng một email đến danh sách rất nhiều địa chỉ, bạn sẽ không muốn những người nhận email đó phải xem một hàng dài các địa chỉ cùng được gửi, do đó kiểu gửi BBC sẽ hạn chế thông tin không cần thiết này.




Tạm kết


CC và BCC thực chất đều gửi một bản copy của email cho một số người khác. Những địa chỉ được ghi trong dòng CC thực chất không khác với việc bạn điền các địa chỉ trong dòng To (cách gửi thông thường). Còn đối với các địa chỉ được điền trong dòng BCC, đều sẽ được ẩn danh nghĩa là không ai biết được họ đã nhận được bản copy của email đó. Hai tính năng này hiện nay đã bị nhiều người sử dụng lãng quên, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng vẫn tỏ ra khá hữu ích. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu và nắm được cách sử dụng hai tính năng này khi gửi email.

Tham khảo: howtogeek

CHỈNH SỬA ẢNH ĐẸP VỚI HEALING VÀ DODGE & BURN TRONG PS

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ học hai thao tác căn bản trong quá trình retouch ảnh chuyên nghiệp: Healing và Dodge & Burn. Dựa trên hai phương pháp này, cộng với sự mày mò và lòng kiên nhẫn, bạn có thể tạo ra các bưc ảnh hoàn hảo, “đẹp đến từng centimét” giống như trong các tạp chí thời trang hay quảng cáo.

Một số điều cần lưu ý khi retouch hình ảnh:


• Cố gắng giữ chất liệu (texture) gốc càng nhiều càng tốt; điều này đồng nghĩa với việc dùng Brush có size nhỏ, và tránh xa các bài hướng dẫn dùng công cụ Blur trên một mảng da lớn.

• Phát triển kỹ năng nhận biết đâu là khuyết điểm. Một số đặc điểm như nốt ruồi, tàn nhang chưa chắc là khuyết điểm; phải cân nhắc cẩn thận khi xử lý những điểm này vì có thể sẽ làm mất đi nét riêng, cái hồn của mẫu và bức ảnh.

• Hãy tính tế và biết điểm dừng thích hợp. Tránh retouch quá đà làm cho mẫu trở nên quá hoàn hảo và thiếu thực tế.

• Nếu như bạn muốn retouch ảnh một cách chuyên nghiệp cho các nhiếp ảnh gia, hãy tôn trọng ý tưởng của họ. Cần luôn nhớ rằng các lựa chọn về người mẫu, trang phục, nền, ánh sáng v.v. đều ẩn chứa dụng ý riêng của người chụp ảnh; cố gắng cảm nhận ý đồ của người chụp và không thay đổi nhiều trừ khi được yêu cầu. Công việc retouch tốt là khi người nhìn không nhận ra rằng bức ảnh đã được retouch.

Hướng dẫn:


Hình ảnh gốc được dùng cho ví dụ này:





Luôn bắt đầu với hình ảnh có độ phân giải cao. Bạn có thể lên các diễn đàn nhiếp ảnh chuyên nghiệp để xin ảnh gốc (nếu là ảnh JPG, cố gắng chọn ảnh >1mb để đảm bảo chất lượng).

Chúng ta sẽ bắt đầu với thao tác xử lý đầu tiên: Healing. Healing là thao tác lấy mẫu một vùng lành lặn trên hình, rồi dùng mẫu đó để đè lên vùng khuyết điểm. Để thực hiện Healing, chúng ta sẽ dùng đến công cụ Clone Stamp.

Mở hình ảnh cần xử lý trong Photoshop: vào menu File -> Open. Trên cửa sổ Layers, kéo Background Layer rồi thả xuống biểu tượng New Layer ở thanh dưới để tạo ra bản sao của hình ảnh. Chúng ta sẽ làm việc trên Layer mới tạo này và giữ nguyên Layer gốc, để có thể phục hồi bức hình bất kỳ lúc nào cần thiết.






Trong bài hướng dẫn này, các nốt dưới đây sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, bạn luôn có quyền quyết định sẽ giữ/xóa những nốt nào, hay thậm chí là di chuyển lại chúng một chút để cải thiện tổng thể.






Trên thanh công cụ, hãy chọn Clone stamp (hoặc nhấn phím tắt C) và zoom hình ảnh lên 100% (đổi giá trị ở góc trái dưới cùng của cửa sổ Photoshop). 






Trên thanh lựa chọn, chọn Blend mode là Lighten để xóa bỏ các nốt màu sẫm, hoặc Darken để xóa các khuyết điểm sáng màu. Bằng cách này, công cụ Clone sẽ giữ nguyên phần chất liệu “tốt” và chỉ tác động lên phần pixel có vấn đề. Điều chỉnh giá trị Size để Brush có độ lớn trùng với nốt khuyết điểm, và chọn giá trị Hardness trên dưới 90% để tránh tạo ra các vùng biên bị mờ.

Giữ phím Alt và bấm chuột vào vùng da có chất liệu đạt yêu cầu và màu sắc trùng với vùng da bị khuyết điểm. Tiếp theo, hãy bấm liên tiếp vào vùng khuyết điểm để che lấp nó đi. Lặp lại hai thao tác trên đối với mỗi khuyết điểm.






Zoom hình lên 200% khi xử lý các khuyết điểm nhỏ, bao gồm cả các sợi lông mày chìa ra:







Sau khi đã loại bỏ xong các nốt khuyết điểm lớn, bạn sẽ nhận ra vấn đề tiếp theo: đó chính là các vùng sáng tối trên khuôn mặt, làm lộ rõ các nếp nhăn, lỗ chân lông to, vùng da lồi lõm, hay thậm chí màu da không đều do xử lý kỹ thuật số, giống như vùng khóe môi dưới đây:






Đây là lúc chúng ta chuyển sang công cụ tiếp theo: Dodge & Burn.

Bộ đôi công cụ Dogde & Burn (phím tắt O) được dùng để điều chỉnh cường độ chiếu sáng cục bộ, tăng độ sáng hay tối cho hình ảnh với các nét Brush. Bằng cách vận dụng Dodge & Burn, chúng ta có thể làm cho da mặt trở nên mịn màng và hoàn hảo hơn mà không làm mất đi chất liệu và cảm giác tự nhiên – một điều tối quan trong khi retouch ảnh chuyên nghiệp. Nếu như bạn đã từng theo học các bài hướng dẫn cho ra kết quả da mặt mờ, nhòe và mất hết chất tự nhiên, đây chắc chắn sẽ là kiến thức bổ ích, giúp bạn hướng đến sự chuyên nghiệp và các chuẩn mực cao hơn.

Thay vì dùng công cụ Dodge & Burn có sẵn, chúng ta sẽ sử dụng layer điều chỉnh Curves để tăng mức độ kiểm soát lên tối đa.

Trước tiên, hãy bấm vào biểu tượng New Fill/adjustment layer ở thanh dưới của cửa sổ Layers rồi chọn Curves. Trên cửa sổ Curves mới hiện lên kéo phần giữa của đường cong RGB. 

Bấm hai lần vào Layer vừa tạo để đôi tên thành ‘Dodge’. Bấm vào biểu tượng Mask trên layer này (hình chữ nhật màu trắng) rồi nhấn Ctrl+I để đảo ngược. Biểu tượng Mask sẽ chuyển màu thành đen.

Tương tự, tạo ra một Curves Adjustment Layer mới. Lần này trên cửa sổ Curves hãy kéo phần giữa của đường RGB xuống dưới như hình. Đặt lại tên cho layer này là ‘Burn’, bấm vào biểu tượng Mask trên layer này và nhấn Ctrl+I để đảo ngược, đổi màu thành đen.







Hình cửa sổ Curves và các Layer tương ứng như sau:






Chọn một Soft Brush (giá trị Hardness thấp), để giá trị Flow vào khoảng 1-4% flow. Bấm vào ô chọn màu ở dưới thanh công cụ rồi đổi màu chính thành trắng (giá trị màu: #ffffff)







Bây giờ bạn sẽ tô dần màu trắng lên các Mask màu đen đã tạo, để làm lộ dần hiệu ứng bên dưới Mask.






Bấm vào biểu tượng Mask của layer Dodge rồi tô từng nét Brush lên hình để làm cho vùng tùy chọn sáng lên. Để làm tối vùng, hãy bấm vào biểu tượng Mask của layer Burn và tô nét bằng Brush.

Ví dụ, để xử lý vùng tối ở bên khóe môi, bạn cần tô màu trắng trên Mask của layer Dodge:






Do giá trị Flow chỉ là 1%, bạn sẽ không thể nhận thấy nhiều sự khác biệt với mỗi nét Brush; mục đích ở đây là làm thay đổi độ sáng tối của từng vùng với các nét Brush liên tiếp một cách từ từ và có kiểm soát. Hãy tiếp tục thay đổi giữa hai Mask của Dodge và Burn layer để tô sáng hay tối cho các vùng khuyết điểm, cho đến khi bạn có được một bề mặt mịn màng.

Để nhận biết dễ dàng hơn các vùng cần Dodge hoặc Burn, hãy tạo ra một Adjustment Layer Black & White: bấm vào biểu tượng New Fill/adjustment layer rồi chọn Black and White. Trên cửa sổ Black & White kéo thanh trượt Red về phía trái để tăng độ tương phản và quan sát tốt hơn:













Kết quả cuối cùng sau khi đã chỉnh:






Cách xử lý này sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với cách xử lý nhanh gọn với các công cụ Blur, nhưng kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra. Các hình ảnh được tạo ra bằng phương pháp này có độ sắc nét cao và sẽ trông đẹp ngay cả khi được phóng to để in ấn.

CHINH PHỤC PEN TOOL CHỈ TRONG ÍT PHÚT [PHOTOSHOP]


Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ học cách sử dụng công cụ quan trọng này bằng cách vẽ lại hình một chú chim cánh cụt xinh xắn.

Với khả năng hỗ trợ hình ảnh vector và sự linh hoạt trong ứng dụng, Pen Tool là công cụ không thể thiếu với người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Đối với những người nghiệp dư công cụ này cũng tỏ ra hữu ích, khi cho phép thực hiện các thao tác như chọn vùng hay cắt ghép vật thể có hình thù đặc biệt.

Đây là hình mà chúng ta sẽ tạo ra:







Cách làm:

Bước 1:

Tải hình mẫu từ đây: http://www.sxc.hu/photo/1104824

Chúng ta sẽ dùng hình mẫu này để vẽ theo và luyện tập cách dùng Pen Tool.

Mở hình đã tải trong Photoshop: vào menu File -> Open. Tiếp theo, vào menu Image -> Image Size và giảm kích thước xuống 1800 x 2546 pixel.





Trên cửa sổ Layers, kéo thả Background Layer xuống biểu tượng New Layer để sao chép layer này. 




Tiếp theo, hãy kéo và thả Background Layer xuống biểu tượng Delete để xóa nó.



Bấm vào layer Background Layer và giảm giá trị Opacity xuống 50% để có thể nhìn rõ các đường nét chúng ta sẽ tạo ra trong các bước tiếp theo.


Bước 2:

Bấm vào biểu tượng New Layer để tạo ra layer mới. Bấm hai lần vào layer vừa tạo và đổi tên thành ‘Body’. 


Trên thanh công cụ, hãy chọn Pen Tool (phím tắt P), rồi điều chỉnh cài đặt như hình dưới đây.




Bước 3:

Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ đường bao quanh phần thân của chú chim cánh cụt.




Trước hết, hãy bấm một lần vào đỉnh đầu; một hình vuông nhỏ sẽ hiện lên. Hình vuông này được gọi là “điểm neo” (anchor point). Đó là điểm khởi đầu cho đường Path.

Đối với các vùng to hơn, bạn có thể dùng các đường Path to hơn thay vì tạo ra nhiều điểm neo, để đường Path bao quanh được mượt hơn. Nhưng bạn có thể thử cả hai cách để xem cách nào tỏ ra phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.


Khi bạn di chuyển đến các vùng nhỏ và có nhiều chi tiết hơn như chân, bạn cần dùng nhiều điểm neo và các đường Path ngắn hơn.


Bước 4:

Khi đã có điểm Anchor đầu tiên (tạo ra ở trên), hãy bấm vào điểm nối giữa đầu và cánh và giữ chuột.



Bây giờ, vẫn giữ chuột, hãy kéo con trỏ xuống. Bạn sẽ thấy rằng đường Path sẽ bị cong theo. Giữ chuột và kéo con trỏ, rồi thả khi đường Path chạy sát quanh đầu con chim.


Nếu như lần đầu làm đường Path chưa được chính xác, bạn có thể sửa chữa bằng ba cách.

Cách thứ nhất là xóa bỏ điểm neo mới nhất được tạo ra bằng cách nhấn phím Delete. Khi đó, điểm neo cuối cùng được tạo sẽ bị xóa. Sau khi xóa, bạn cần bấm vào điểm neo gần nhất điểm neo bị xóa để tiếp tục đường Path; nếu không làm như vậy, một đường Path nhánh con mới sẽ được tạo ra.


Cách thứ hai, là chỉnh sửa góc độ cong của đường Path thông qua công cụ Convert Point. Khi tạo ra đường Path, bạn sẽ thấy có hai đường thẳng giao nhau ở điểm neo thứ hai. Các đừong này được gọi là đường định vị/định hướng. Các đường này sẽ điều khiển góc độ và độ dài của đường cong.

Để sử dụng Convert Point Tool, hãy giữ phím Alt (PenTool vẫn được chọn trên thanh công cụ). Tiếp theo, hãy di chuyển con trỏ lên gần điểm đầu tiên đường thẳng ở phía trên. Bạn sẽ thấy biểu tượng con trỏ thay đổi (Con trỏ chỉ thay đổi khi bạn di nó đến gần điểm neo hoặc đầu của đường định vị). Hãy bấm và giữ con trỏ trên đầu đường định vị trên. Giữ chuột và di chuyển con trỏ để chỉnh sửa đường cong.


Cách thứ ba để chỉnh sửa đường Path là giữ phím Ctrl rồi bấm và giữ chuột để thay đổi các điểm neo/đường Path. Bạn có thể dùng cách này để di chuyển điểm neo/đường Path hoặc thay đổi kích thước của đường Path.


Nếu cần, hãy vẽ thử một vài đường để làm quen với các thao tác trên.

Bước 5:

Bạn có thể thấy rằng đường định vị dưới của đường Path đầu tiên là khá dài. Nếu để nguyên độ dài như vậy, bạn sẽ không thể vẽ đường cong nhỏ xung quanh phần cánh của con chim, do đường định vị dài chỉ có thể tạo ra các đường cong lớn (và ngược lại, đối với các đường cong nhỏ, độ dài của đường định vị cần phải ngắn hơn).


Để thu nhỏ đường định vị, hãy giữ phím Alt, bấm giữ chuột rồi kéo đầu của đường định vị dưới lên trên, và đặt nó theo chiều của cánh chim, ở vị trí khá gần điểm neo thứ hai.




Hãy tiếp tục thao tác giống như nêu trên để tạo ra các đường cong lớn nhỏ sao cho tạo ra đường Path bao quanh thân con chim như hình dưới đây:


Khi thao tác, hãy nhớ các nguyên tắc:

- Giữ chuột và kéo con trỏ để tạo đường cong

- Đường định vị dài sẽ tạo ra đường cong lớn, đường định vị ngắn sẽ tạo ra đường cong nhỏ hơn.

- Bấm vào điểm neo gần nhất khi bạn xóa điểm neo

- Dùng công cụ Convert Point để điều chỉnh độ dài của đường định vị

- Phóng to các vùng chi tiết nhỏ để tạo ra các đường thẳng và đường cong chính xác hơn

Bước 6:

Khi vẽ xong đường bao quanh cánh phải của chú chim, hãy bấm vào điểm neo đầu tiên để đóng và hoàn tất đường Path. Hình của bạn sẽ trông giống như thế này:


Tiếp theo, hãy bấm vào biểu tượng ô màu ở dưới thanh công cụ để đổi màu chính thành màu đen.


Bấm chuột phải (Pen Tool vẫn được chọn trên thanh công cụ) và chọn Fill Path. Tiếp theo, chỉnh cài đặt như hình dưới đây.




Nhấn phím Delete để xóa bỏ đường Path của Pen Tool sẽ chạy quanh thân con chim.


Hình của bạn sẽ trông như hình dưới đây:


Bước 7:

Trên cửa sổ Layers, bấm vào biểu tượng mắt bên cạnh layer Body để ẩn layer này đi.



Tạo ra layer mới (phía trên của layer ‘Body’) và đặt tên cho layer này là ‘Stomach’. Hãy dùng Pen Tool để vẽ đường xung quanh phần màu trắng trên thân chú chim.


Khi đã vẽ xong và đóng đường Path, hãy đổi màu chính thành trắng, bấm chuột phải và chọn Fill Path. Nhấn phím Delete để xóa bỏ đường của Pen Tool.

Hình của bạn khi vẽ xong phần thân màu trắng:


Bước 8:

Tạo ra layer mới và đặt tên cho layer này là ‘Left Eye’. Ẩn tất cả các layer khác (bấm vào biểu tượng mắt) trừ layer có hình mẫu.

Để vẽ lại mắt, bạn có thể dùng Ellipse Tool hoặc vẽ đường xung quanh bằng Pen Tool. Sau đó, hãy tô màu toàn bộ với màu đen bằng lệnh Fill Path tương tự như ở trên.



Sau khi xong mắt bên trái, hãy sao chép Layer này (nhấn Ctrl+J) rồi dùng công cụ Move (giữ phím Ctrl rồi dùng chuột di chuyển vật thể) để tạo ra mắt bên phải. Đổi tên cho layer này là ‘Right Eye’.



Bước 9:

Tạo ra layer mới và đặt tên cho nó là ‘Beak’. Tiếp tục ẩn các layer còn lại rồi vẽ đường xung quanh mỏ chim bằng Pen Tool. Đổi giá trị màu thành #fbdf26. Tô màu với lệnh Fill Path rồi nhấn phím Delete để xóa đường Path.



Bước 10:

Xóa layer hình mẫu và bấm vào biểu tượng mắt bên cạnh các Layer khác để hiển thị tất cả. Tạo ra layer mới, kéo nó xuống dưới cùng cửa sổ Layers và tô màu trắng toàn bộ (dùng Paint Bucket trên thanh công cụ).

Hình chim cánh cụt sau khi đã hoàn tất:


Tham khảo: Psdfanextra.com