Banner 2

Banner 2

1 tháng 6, 2013

ĐỐI MẶT VỚI MÀN HÌNH XANH CHẾT CHÓC


Blue Screen of Death (BSOD) hay “màn hình xanh chết chóc” là một dạng lỗi luôn làm người dùng Windows giật mình “thon thót”.

Đâu là nguyên nhân của “màn hình xanh chết chóc”?

Lỗi màn hình xanh thường bắt nguồn từ các vấn đề thuộc về phần cứng hoặc các xung đột giữa các phần mềm driver. Các phần mềm bình thường thường không gây ra lỗi này, bởi trong trường hợp chúng ngừng hoạt động thì cũng rất hiếm khi gây ảnh hưởng lên hệ thống.


Lỗi màn hình xanh thường bắt đầu từ phần cứng hoặc các phần mềm chạy sâu trong nhân của hệ thống.

Lỗi màn hình xanh xảy ra khi Windows gặp lỗi “STOP”. Đây là một lỗi khá nghiêm trọng khiến hệ thống ngừng hoạt động và chỉ có thể giải quyết bằng cách khởi động lại. Sự bất ngờ của loại lỗi này có thể làm mất dữ liệu của các chương trình đang mở.

Khi lỗi xảy ra, Windows sẽ tự động tạo ra một tệp tin hiển thị với các thông tin về lỗi. Bạn có thể đọc và tìm hiểu các thông tin này để tìm ra nguyên nhân dẫn đến lỗi màn hình xanh.

Windows tự khởi động lại khi gặp lỗi “màn hình xanh”

Mặc định, Windows sẽ khởi động lại bất cứ khi nào gặp lỗi màn hình xanh. Do đó, nếu máy tính của bạn có dấu hiệu khởi động lại không rõ lý do, rất có thể đó là do loại lỗi này.

Trong trường hợp bạn muốn xem thông báo lỗi chi tiết khi gặp lỗi màn hình xanh, bạn có thể tắt bỏ chế độ tự động khởi động lại khi gặp lỗi theo hướng dẫn dưới đây:

Truy cập hộp thoại này bằng cách click chuột phải vào Computer, chọn Properties. Tiếp theo chọn tab Advanced system settings và chọn nút Settings ở phần Startup and Recovery. Bỏ dấu tick ở Automatically restart.

Xem các thông tin về lỗi

Phần mềm miễn phí BlueScreenView là một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn xem các thông tin về lỗi màn hình xanh một cách dễ dàng. Chương trình này sẽ quét tất cả các tệp thông báo lỗi của Windows và hiển thị chúng.

Giao diện chương trình BlueScreenView.

Ngoài ra, các thông tin trên cũng khả dụng trong ứng dụng có sẵn Windows Event Viewer, tuy nhiên, ở đây các thông tin về lỗi màn hình xanh sẽ không tập trung mà nằm rải rác trong các thông báo lỗi hệ thống và phần mềm khác.

Tìm hướng giải quyết lỗi màn hình xanh

Bắt đầu từ Windows 7 trở lên, thông tin về lỗi màn hình xanh cũng được hiển thị trong Action Center. Tại đây, đồng thời cũng sẽ cung cấp cho người dùng một vài phương án giải quyết loại lỗi này bằng cách chạy một trình phân tích lỗi.


Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về lỗi màn hình xanh bằng cách tìm kiếm trên Internet với từ khóa là các dòng thông báo lỗi cụ thể như “Driver_IRQL_not_less_or_equal”.


Màn hình xanh của Windows 8 gợi ý người dùng nên tìm kiếm thêm thông tin về lỗi trên Internet.

Một số “bí kíp” để không còn lo lắng khi phải đối mặt với lỗi màn hình xanh

- Sử dụng System Restore: Nếu gần đây, hệ thống của bạn bắt đầu xuất hiện lỗi màn hình xanh, hãy sử dụng System Restore để đưa hệ thống về một trạng thái trước đó. Nếu bạn thực hiện được tác vụ này, lỗi màn hình xanh rất có thể đang bắt nguồn từ phía phần mềm hơn là phần cứng.

- Quét virus: Virus độc hại có thể tấn công sâu và làm hệ thống mất ổn định. Hãy thường xuyên quét virus để đảm bảo chúng không phải là tác nhân gây ra lỗi màn hình xanh.

- Cập nhật drivers: Một driver bị cài đặt không đúng cách hoặc bị lỗi nhiều khả năng sẽ gây ra lỗi màn hình xanh. Hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên cập nhật driver cho phần cứng máy tính của bạn từ website của nhà sản xuất.

- Khởi động từ chế độ an toàn (Safe Mode): Nếu lỗi màn hình xanh ở máy tính bạn đã trở nên trầm trọng đến mức bất cứ khi nào bạn khởi động máy là chúng lại xuất hiện thì đây là lúc bạn cần tìm đến chế độ khởi động an toàn. Ở chế độ này, Windows chỉ khởi động các ổ đĩa cần thiết và các ổ đĩa lỗi sẽ không chạy. Bạn có thể tìm hướng giải quyết từ đây.


- Cài lại Windows: Khi mọi thứ đã trở nên rối rắm đến mức bạn quá mệt mỏi để giải quyết, hãy cài lại Windows để thổi một luồng gió mới cho hệ thống. Nếu sau khi cài lại hệ điều hành, lỗi màn hình xanh vẫn xuất hiện, đã đến lúc bạn cho chiếc máy tính của mình đến “bệnh viện” để xử lý các vấn đề phần cứng.

Hy vọng với những gợi ý nhỏ trên đây, các bạn sẽ có những trải nghiệm hoàn thiện hơn với Windows và sẽ tự biết cách tìm hiểu và giải quyết khi hệ thống gặp vấn đề.

0 nhận xét: